Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp thể hiện kết quả của cả quá trình sản xuất kinh doanh và thể hiện quy mô của doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn những điểm quan trọng cần lưu ý khi lập và nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
»» Xem thêm: Download Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200
1. Mục đích, ý nghĩa của báo cáo tài chính doanh nghiệp
a. Mục đích của báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình chính của doanh nghiệp cho những người cần sử dụng để ra các quyết định kinh tế.
- Những người cần sử dụng thông tin Báo cáo tài chính gồm những người bên trong tổ chức là giám đốc, quản lý, cổ đông và những người bên ngoài tổ chức như các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, khách hàng,… để ra các quyết định đầu tư, cấp tín dụng, và các quyết định liên quan khác
b. Ý nghĩa của báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Là báo cáo tổng hợp, thể hiện toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của các đối tượng ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
+ Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Báo cáo tài chính doanh nghiệp thể hiện tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản và tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, từ đó các nhà quản lý sẽ phân tích và đưa ra được các giải pháp, điều chỉnh, quyết định kịp thời, để quan lý tốt tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng lộ trình phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Đối với các cơ quan nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế... báo cáo tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa lớn và là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
+ Đối với các nhà đầu tư: Nhìn vào báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhà đầu tư biết được khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
+ Đối với nhà cung cấp: Báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp nhà cung cấp nhìn được khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để quyết định bán hàng cho doanh nghiệp và lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý.
+ Đối với khách hàng: Báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp khách hàng có thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng... để ra quyết định đúng đắn trong việc mua hàng.
+ Đối với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
2. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp khi lập phải đảm bảo nguyên tắc được nêu trong chuẩn mực kế toán số 21, bao gồm:
- Hoạt động liên tục
- Cơ sở dồn tích
- Nhất quán
- Trọng yếu và tập hợp
- Bù trừ
- So sánh
Ngoài ra báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được lập theo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định,
- Có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan
- Thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước.
- Số liệu phản ánh trong báo cáo tài chính doanh nghiệp phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, thuận tiện cho những người sử dụng
- Lập và gửi theo đúng thời hạn quy định.
3. Các hệ thống mẫu biểu báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lập đủ các báo cáo tài chính sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
4. Thời gian lập, nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp
a. Thời gian lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính doanh nghiệp được lập theo quý hoặc theo năm tùy vào quy định lập báo cáo tài chính của nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp và dựa vào yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp.
b. Thời gian nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính quý: Chậm nất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đối với tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 45 ngày kế từ ngày kết thúc quý.
- Báo cáo kế toán tài chính năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với tổng công ty, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Xem thêm: Cách phân tích Báo cáo Tài chính
Trên đây là những điểm cần lưu ý về báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên đây từ kế toán Lê Ánh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM