Cách Hạch Toán Hàng Biếu Tặng Theo Thông Tư 200/ 133
Hạch toán hàng biếu tặng thường được sử dụng nhiều khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tri ân khách hàng thân thiết và công nhân viên của mình như biếu, tặng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Vậy khi đó hạch toán hàng biếu tặng như thế nào theo Thông tư 200 và Thông tư 133?
Kế Toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn tới các bạn cách hạch toán hàng biếu tặng, ví dụ về cách hạch toán hàng biếu theo Thông tư 200 và trả lời cho câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc: "Hàng biếu tặng có cần lập hóa đơn hay không?" trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
1. Hàng Cho Biếu Tặng Là Gì?
Hàng cho biếu, tặng làm một hoặc nhiều loại hàng hóa, sản phẩm mà giữa các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân dùng hàng, quà tặng này để biếu tặng cho tổ chức, doanh nghiệp đối tác hay cá nhân khác. Sau đây gọi tắt là: Hàng biếu tặng.
»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - Học THỰC CHIẾN Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm
2. Hàng Biếu Tặng Có Cần Lập Hóa Đơn Hay Không?
Theo điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định như sau:
"Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, hàng mẫu, quảng cáo; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, tặng, biếu, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Đối với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho công nhân viên, người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT hoặc lập hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, thông tin và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng."
Tóm lại, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cho, biếu, tặng thì PHẢI lập hóa đơn. Đặc biệt, dù là hàng mua về nhập kho rồi mang tặng, biếu, cho luôn hay dù là cho biếu, tặng khách hàng, người lao động,... cũng đều phải xuất hóa đơn theo quy định, rồi sau đó tiến hành hạch toán hàng biếu tặng và ghi chép vào sổ sách.
Xem thêm: Cách viết hóa đơn điện tử hàng biếu tặng nội bộ
3. Khấu Trừ Thuế GTGT Của Hàng Biếu Tặng
Để tiến hành lập hóa đơn và hạch toán hàng biếu tặng thì kế toán cần phải khấu trừ thuế GTGT của hàng biếu tặng. Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 219/2014/TT-BTC quy định như sau:
"Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ"
Do đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng sẽ được khấu trừ thuế GTGT. Vậy cách tính thuế GTGT của hàng biếu tặng như thế nào?
*Giá tính thuế GTGT của hàng biếu tặng:
Theo Khoản 3 và Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hiểu đơn giản thì ta có thể chia thành 2 trường hợp như sau:
- Hàng hóa dùng cho, tặng, biếu trong những chương trình khuyến mại có đăng ký với Sở Công thương thì hàng hóa đó không chịu thuế hay thuế phải chịu là 0%
- Hàng hóa dùng cho mục đích biếu, cho, tặng không đăng ký với Sở Công thương thì hàng hóa, dịch vụ đó sẽ phải chịu thuế. Giá tính thuế hàng hóa dùng cho, tặng, biếu bằng với giá hàng hóa cùng loại vào cùng thời điểm.
Sau khi kế toán hoàn thành tính thuế và khấu trừ thuế GTGT sẽ tiến thành hạch toán hàng biếu tặng vào sổ sách. Vậy hạch toán hàng biếu tặng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 như thế nào?
4. Cách Hạch Toán Hàng Biếu Tặng Theo Thông Tư 200
Kế Toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn hạch toán hàng biếu tặng theo 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp hạch toán hàng biếu tặng bên đi cho
- Trường hợp hạch toán hàng biếu tặng bên nhận.
*Hạch toán hàng biếu tặng với bên nhận:
Khi nhận được hàng được biếu, cho, tặng, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như sau:
Nợ TK 156, 642, 242,...: Tổng giá trị hàng nhận bao gồm thuế GTGT
Có TK 711: Tổng giá trị hàng nhận bao gồm thuế GTGT
*Hạch toán hàng biếu tặng với bên cho:
Mỗi khi đến dịp lễ, tết, dịp đặc biệt của doanh nghiệp,... doanh nghiệp thường biếu, tặng hàng hóa, sản phẩm của mình cho khách hàng, đối tác hoặc công nhân viên để tri ân.
Khi hạch toán hàng biếu tặng sẽ có các trường hợp xảy ra như:
- Trường hợp hàng hóa về dùng để biếu, tặng ngay khách hàng, công nhân lao động;
- Trường hợp mua hàng hóa về nhập kho để dùng tặng, biếu;
- Trường hợp hàng hóa dùng để biếu, cho người lao động dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi,...
- Trường hợp hàng hóa về dùng để tặng, cho, biếu ngay cho khách hàng không qua kho:
Hạch toán hàng biếu tặng khi doanh nghiệp mua hàng hóa dùng để biếu tặng về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua vào đã lập và tiền thuế GTGT như sau:
Nợ TK 641: Chi phí doanh nghiệp mua hàng biếu tặng.
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 331, 111, 112: Tổng giá trị phải trả khi mua hàng biếu tặng, cho.
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT đầu ra.
- Trường hợp hàng hóa dùng để biếu, tặng cho công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Khi hàng hóa dùng để biếu, tặng cho người lao động, công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của DN, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như sau:
Nợ TK 353: Tổng giá trị doanh nghiệp thanh toán hàng biếu tặng
Có TK 511: Trị giá hàng hóa dùng để biếu, tặng
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT đầu ra.
Sau đó, kế toán ghi nhận giá vốn, hạch toán như sau:
Nợ TK 623: Giá vốn hàng hóa doanh nghiệp biếu, cho, tặng
Có TK 152, 153, 156,...: Giá vốn hàng hóa doanh nghiệp biếu, cho, tặng
- Trường hợp mua hàng hóa về nhập kho dùng để biếu, tặng:
+ Với trường hợp này, khi hàng hóa dùng để biếu, cho, tặng về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán hạch toán hàng biếu tặng:
Nợ TK 152, 153, 156…: Tổng trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa doanh nghiệp dùng biếu, tặng
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111,112…: Tổng trị giá phải thanh toán khi mua hàng biếu, tặng.
+ Khi doanh nghiệp xuất kho hàng hóa biếu, cho, tặng căn cứ vào hóa đơn xuất ra, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như:
Nợ TK 641: Chi phí hàng hóa doanh nghiệp mua dùng cho biếu, tặng.
Có TK 152, 153, 156: Trị giá sản phẩm, hàng hóa,… mua về để biếu tặng.
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT đầu ra.
5. Cách Hạch Toán Hàng Biếu Tặng Theo Thông tư 133
Đối với những doanh nghiệp sử dụng theo Thông tư 133 thì hạch toán hàng biếu tặng đối với bên nhận tương tự như hạch toán ở Thông tư 200. Tuy nhiên, khi hạch toán hàng biếu tặng đối với bên biếu, tặng thì có một chút khác biệt như:
- Nếu doanh nghiệp mua về tặng, cho, biếu ngay khách hàng mà không qua kho:
Nợ TK 642: Chi phí hàng hóa doanh nghiệp mua dùng cho biếu, tặng
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3331
- Nếu doanh nghiệp mua về tặng, cho, biếu nhập kho, sau đó xuất cho biếu tặng khách hàng, công nhân viên:
Nợ TK 152, 153, 156…: Tổng trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa doanh nghiệp dùng biếu, tặng
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111,112…: Tổng trị giá phải thanh toán khi mua hàng biếu, tặng.
- Khi doanh nghiệp xuất kho hàng hóa biếu, cho, tặng kế toán hạch toán hàng biếu tặng như:
Nợ TK 642: Chi phí hàng hóa doanh nghiệp mua dùng cho biếu, tặng.
Có TK 152, 153, 156: Trị giá sản phẩm, hàng hóa,… mua về để biếu tặng.
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT đầu ra.
6. Ví Dụ Cách Hạch Toán Hàng Biếu Tặng Theo Thông Tư 200.
Ví dụ 1: Dạng hạch toán hàng biếu tặng theo Thông thư 200 trong trường hợp hàng hóa về dùng để biếu, tặng ngay không thông qua kho.
Chúng ta sử dụng số liệu như sau:
Ngày 27/04/2022, doanh nghiệp sắt ASA mua 1 đơn hàng về để biếu tặng cho khách hàng thân thiết của công ty nhân dịp 10 năm thành lập, cụ thể:
- Mua 100 chiếc chảo chống dính không qua kho. Trị giá chưa thuế 20.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%.
- Doanh nghiệp ASA đã thanh toán tiền hàng bằng tiền gửi ngân hàng.
⇒ Kế toán doanh nghiệp ASA hạch toán như sau:
Khi mua hàng hóa về dùng luôn cho biếu, tặng ngay cho khách hàng không qua kho, kế toán hạch toán hàng biếu tặng:
Nợ TK 641: 20.000.000 VNĐ
Nợ TK 133: 2.000.000 VNĐ
Có TK 112: 22.000.000 VNĐ
Ví dụ 2: Dạng hạch toán biếu tặng với trường hợp sản phẩm dùng để biếu, tặng cho người lao đồng dùng quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Chúng ta sử dụng số liệu như sau:
- Ngày 05/06/2022, công ty gạo G xuất 400kg gạo dùng để tặng cho người lao động có thành tích nổi bật trong nửa năm đầu 2022.
- Giá vốn 20.000 VNĐ/kg, trị giá bán ra 25.000 VNĐ/kg.
- Công ty dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi.
⇒ Kế toán công ty G hạch toán hàng biếu tặng như sau:
Khi hàng hóa dùng để biếu, cho, tặng cho người lao động dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty, kế toán hạch toán:
Nợ TK 353: 11.000.000 VNĐ
Có TK 511: 400 kg x 25.000 VNĐ = 10.000.000 VNĐ
Có TK 33311: 1.000.000 VNĐ.
Kế toán tiến hành ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632: 400 x 20.000 VNĐ = 8.000.000 VNĐ
Có TK 156: 8.000.000 VNĐ.
Xem thêm:
- Hạch Toán Xác Định Kết quả Kinh Doanh - Tài Khoản 911
- Hạch Toán Tiền Thuê Nhà Theo Thông Tư 200
- Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý
- Cách hạch toán hàng hết hạn sử dụng
- Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại
Trên đây Kế Toán Lê Ánh đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách hạch toán hàng biếu tặng theo Thông tư 200 và 133, ví dụ minh họa về cách hạch toán hàng biếu tặng và những vấn đề bạn cần lưu tâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn luôn thành công!