Kế toán là gì – Cách xác định đối tượng kế toán

Kế toán là vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong bất cứ tổ chức nào. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi kế toán là gì, Cách xác định đối tượng của kế toán như thế nào? Kế toán Lê Ánh sẽ trả lời khái quát câu hỏi đó qua bài viết: "Kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán"

1. Kế toán là gì?

Định nghĩa kế toán là gì?

Kế toán là gì

- Theo chuẩn mực kế toán: Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới  hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, cũng như từng tổ chức, xí nghiệp

- Theo ngôn ngữ đời thường: Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.

2. Đối tượng của kế toán

Đối tượng chung của kế toán được xem xét dưới góc độ quá trình sản xuất, thông qua sự hình thành và vận động của tài sản tại một đơn vị cụ thể.

Quá trình sản xuất, kinh doanh là đối tượng nghiên cứu, theo dõi, ghi chép và phản ánh của nhiều môn khoa học, trong đó có kế toán. Tuy nhiên, kế toán xem xét đối tượng này qua sự hình thành và vận động của tài sản tại từng đơn vị.

Đầu tiên, kế toán nghiên cứu và theo dõi tài sản ở trạng thái tĩnh. Ở góc độ này, kế toán phản ảnh tài sản của đơn vị được phân loại thành những loại nào (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) và chúng được hình thành từ những nguồn đầu tư nào (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).

Sau đó, khi các tài sản này tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ có sự biến đổi. Lúc này kế toán phải song song theo dõi dưới trạng thái động.

Ví dụ: Đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, giá trị nguyên vật liệu sẽ giảm đi nhưng kết tinh ra được thành phẩm; máy móc đưa vào sử dụng qua thời gian sẽ hỏng hóc nhưng tạo ra được sản phẩm, ...

Vậy, qua 2 quá trình mà kế toán theo dõi, có thể thấy 2 đối tượng mà kế toán phải thường xuyên theo dõi là:

- Tài sản của đơn vị

- Sự vận động của tài sản

Cụ thể là:

2.1. Tài sản

- Điều kiện xác định tài sản

- Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị;

- Có giá phí xác định;

- Gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị.

- Phân loại tài sản

+ Phân loại tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm: Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài khoản ngắn hạn khác.

Tài sản dài hạn là bộ phận tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên một năm hay kéo dài qua một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn bao gồm: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.

+ Phân loại tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ cho tài sản của đơn vị dưới hình thức đơn vị đi vay, đi chiếm dụng vốn của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác mà đơn vị phải có trách nhiệm hoàn trả. Xét theo thời hạn cần hoàn trả thì có hai bộ phận: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Vốn chủ sở hữu là bộ phận vốn này được hình thành do chính chủ sở hữu của đơn vị bỏ ra từ kết quả kinh doanh của đơn vị. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà bộ phận vốn này sẽ được hình thành theo các cách khác nhau.

2.2. Sự vận động của tài sản

Sự vận động của tài sản mang tính chất hai mặt bởi sự vận động của tài sản dù có đa dạng phong phú đến đâu cũng phải nằm ở một tròn hai mặt biến động – biến động làm tăng và biến động làm giảm.

Sự vận động của tài sản thuộc một trong ba quá trình chủ yếu:

- Quá trình mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất. Ở giai đoạn này các yếu tố tài sản như tiền, công nợ với người bán, thuế giá trị gia tăng, nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ,… sẽ bị tác động.

- Quá trình sản xuất – tại giai đoạn này các yếu tố đầu vào sẽ kết hợp với nhau, kết quả quá trình là các thành phẩm. Trong giai đoạn này, nguyên vật liệu, hao mòn tài sản cố định, tiền lương, chi phí sản xuất… bị tác động.

- Quá trình bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh – đây là giai đoạn thành phẩm được tiêu thụ trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho đơn vị. Các yếu tố sẽ bị tác động như: Thành phẩm, hàng hóa, chi phí bán hàng, doanh thu…

2.3. Thu thập và quản lý thông tin về đối tượng kế toán

Trong quá trình hoạt động của đơn vị, kế toán cần thu thập, cập nhật và quản lý thông tin về đối tượng kế toán một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác để có thể phục vụ cho nhu cầu quản trị của ban quản trị doanh nghiệp

Cần nắm chắc đối tượng của kế toán để tiến hành công việc của kế toán.

3. Cách xác định Đối tượng kế toán, Đối tượng của hạch toán kế toán 

Kế toán là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào. Việc thực hiện công tác kế toán có tốt hay không, việc đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệt quả cũng như chất lượng của cồng tác quản lý.  

Đối tượng kế toán là đối tượng mà kế toán cần phản ánh và giám đốc: Đó là sự hình thành, và sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị .

- Tài sản và sự biến động của tài sản hoàn toàn có thể tính ra bằng tiền. Do vậy, để đơn giản và dễ hiểu, có thể nói rằng: Tất cả những gì thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu hiện dưới hình thức tiền tệ đều là đối tượng mà kế toán cần phải phản ánh và giám đốc

-  Để làm sáng tỏ và cụ thể hoá đối tượng của kế toán ta có thể lấy hoạt động cụ thể của một doanh nghiệp sản xuất để minh họa. Trước hết, để tiến hành hoạt động thì doanh nghiệp cần phải có và đang có loại tài sản hữu hình và vô hình như sau:

  • Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải
  • Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…)
  • Công cụ, dụng cụ nhỏ
  • Hàng hoá, thành phẩm
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
  • Các khoản mà các đơn vị và cá nhân thiếu nợ doanh nghiệp: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu khác…
  • Các khoản thuộc về lợi thế cửa hàng, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại…

- Các loại tài sản trên thường xuyên vận động, thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời số hiện có và sự vận động của từng loại tài sản đã nêu trên là nội dung cơ bản của công việc kế toán. Như vậy rút ra kết luận: Từng loại tài sản và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh là đối tượng cụ thể mà kế toán phải phản ánh và giám đốc

- Các loại tài sản nói trên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được phân thành các loại chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả  

Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì? Nội dung của chứng từ kế toán

Với những chia sẻ từ kế toán Lê Ánh ở bài viết trên tin rằng bạn đã biết được kế toán là gì và xác định được các đối tượng kế toán rồi phải không. 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM