Chậm nhất là ngày 1/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn đang băn khoăn, thắc mắc về các bước xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót. Doanh nghiệp cần hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra, một số lỗi mang tính chất chủ quan như: Sai số lượng hàng hóa, đơn giá, mức thuế xuất…. vẫn có thể xảy ra. Nhưng xử lý sai sót đó như thế nào? Có giống cách xử lý hóa đơn giấy trước đây hay không?Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết qua bài viết:"Các bước xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót mới nhất "
I. Các bước xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót
Xử lý những sai sót: Sai số lượng hàng hóa, đơn giá, mức thuế xuất…. của hóa đơn điện tử không có gì phức tạp, kế toán xử lý những sai sót đó tương tự như xử lý Hóa đơn giấy. Nhưng so với hóa đơn giấy doanh nghiệp phải làm thủ công thì việc xử lý sai sót hóa đơn điện tử có sẵn các mẫu biên bản ngay trên phần mềm, kế toán xử lý và gửi trực tiếp trên phần mềm.
1. Xử lý hóa đơn có sai sót sau khi cấp mã của Cơ quan Thuế
– Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót. Xử lý sai sót như sau:
Bước 1: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót
Bước 2: Người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
– Trường hợp có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót. Xử lý sai sót như sau:
Bước 1: Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nếu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán) và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót