Cách tính trợ cấp thai sản 2016
Người lao động khi đáp ứng được điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì sẽ được nhận khoản tiền thanh toán trợ cấp thai sản của cơ quan bảo hiểm.
Kế toán trưởng tại khóa học kế toán tổng hợp của trung tâm Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền hưởng trợ cấp thai sản như sau:
CÁCH TÍNH TRỢ CẤP THAI SẢN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

>>> Xem thêm: Hồ sơ và quy trình hưởng trợ cấp thai sản
Văn bản liên quan: Khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội
Mức hưởng trợ cấp thai sản = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công 6 tháng liền kề trước khi nghỉ * số tháng nghỉ sinh con (6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (bằng 02 tháng lương tối thiểu chung).
Ví dụ 1: Chị Hoa sinh con đầu tháng 7/1016. Chị Hoa đóng BHXH từ tháng 12/2015 - 1/2016 mức lương 2.900.000 đ và tháng từ tháng 2-5/2016 mức lương 3.400.000 đ thì mức hưởng trợ cấp thai sản = (2.900.000 * 2) + (3.400.000 * 4)/6 * 6 + (1.210.000 * 2) = 21.820.000 đ.
Ví dụ 2: Chị B có quá trình đóng BHXH như sau:
- Từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016 (12 tháng) đóng BHXH với mức lương 4.500.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2016 (2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.000.000 đồng/tháng;
- Từ tháng 10/2016 Chị B thôi việc
Ngày 10/01/2017, chị B sinh con
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị B được tính như sau:
(6.000.000 x 2 + 4.500.000 x 4) : 6 = 5.000.000
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị B là 5.000.000 đồng/tháng.
Tổng mức hưởng trợ cấp thai sản của chị B = 5tr/tháng*6 tháng + 1,12tr/tháng * 2 tháng = 32.24tr
Lưu ý trường hợp NLĐ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định
- Từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản
- Tuy nhiên người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT từ thời điểm NLĐ đi làm.
Lưu ý trường hợp thay đổi mức lương trong quá trình nghỉ thai sản:
- Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Ví dụ 3: Chị Hoa nghỉ thai sản 6 tháng từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2016. Trên thực tế, chị Hoa không phải đóng BHXH trong 6 tháng này, tuy nhiên 6 tháng này vẫn được tính vào thời gian đóng BHXH để tính lương hưu. Mức tiền lương đóng BHXH trong 6 tháng thai sản sẽ tính bằng mức lương đóng BHXH tháng 1/2016 (tháng trước khi nghỉ sinh). Gỉa sử tháng 5/2016, chị Hoa được tăng lương thì mức lương đóng BHXH sẽ được tính bằng mức tăng đó.
Lưu ý trường hợp người nhờ mang thai hộ không hưởng chế độ thai sản:
Nếu cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Ví dụ 4: Chị An nhờ người mang thai hộ và chị An không nghỉ thai sản theo chế độ thì chị An và công ty của chị An vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho chị An.
Trên đây là cách tính trợ cấp thai sản cho người lao động, để biết người lao động được hưởng chế độ thai sản bao lâu, mời bạn xem bài viết: Thời gian nghỉ chế độ thai sản
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Kế toán Lê Ánh - Nơi đào tạo hàng đầu các khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp thực hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các khóa học kế toán online của trung tâm.
Đánh giá: