Cách tính thuế Thu nhập cá nhân
Tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là công việc mà bộ phận kế toán, nhân sự phải làm khi chi trả thu nhập cho người lao động hoặc quyết toán thuế TNCN cho người lao động. Bản thân người lao động cũng cần phải hiểu cách tính thuế TNCN để hiểu và bảo vệ quyền lợi, thực hiện trách nhiệm nộp thuế của mình.
Bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính thuế TNCN theo quy định mới nhất, dễ hiểu nhất.
Nội dung bài viết:
- 1. Thuế Thu nhập cá nhân là gì?
- 2. Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
- 3. Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với HĐLĐ 3 tháng trở lên
- 4. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
- 5. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng
- 6. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú
- 7. Một số lưu ý tính thuế TNCN
1. Thuế Thu nhập cá nhân là gì?
Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu tính vào thu nhập thực nhận của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định, thường là một năm, một tháng hoặc từng lần, không quan trọng vào nguồn gốc phát sinh thu nhập.
Hiện nay có 2 cách tính thuế TNCN gồm:
- (i) Tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần và
- (ii) Tính thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần.
Các đối tượng nộp thuế khác nhau thì có cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công khác nhau.
Cụ thể:
Đối tượng |
Cách tính thuế TNCN |
Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên |
Biểu thuế lũy tiến từng phần |
Cá nhân cứ trú có hợp đồng lao động nhỏ hơn 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động (Ký hợp đồng thử việc, hoặc không ký hợp đồng …) |
Biểu thuế lũy tiến toàn phần 10% |
Cá nhân không cư trú |
Biểu thuế lũy tiến toàn phần 20% |
2. Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
Đối tượng 1: Cá nhân cư trú
Là cá nhân thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là cá nhân có thu nhập chịu thuế phát sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, hoặc cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Có mặt (hiện diện) tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch, hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
- Hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: Có nơi ở thường xuyên theo pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Đối tượng 2: Cá nhân không cư trú
- Có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
- Thời gian cư trú: Không đáp ứng điều kiện về thời gian cư trú
3. Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với HĐLĐ 3 tháng trở lên
3.1. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với công thức như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế - Các khoản giảm trừ
3.2. Tổng thu nhập
Tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động được xác định bằng tổng các khoản sau:
Thứ nhất, là tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Thứ hai, là các khoản phụ cấp, trợ cấp
Thứ ba, là Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như:
- Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới;
- Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật;
- Tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút;
- Tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao;
- Tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
Thứ tư, Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Thứ năm, Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc. Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị. đ.2) Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm. đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau: đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế. đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế. đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón. đ.7) Các khoản lợi ích khác. Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng... |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thứ sáu, Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán,Thứ sáu, Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán,
3.3. Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế TNCN
Bao gồm:
Thứ nhất là các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công. b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ. b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang. b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực. b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật. b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao. b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề. |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Thứ hai, là các khoản khoán chi sau:
Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài. đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón. đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động. |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thứ ba, là các khoản tiền thưởng sau:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể: e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến. e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng. e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng. e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu. e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thứ tư, các khoản sau không tính vào thu nhập chịu thuế:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp. g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm. g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo. g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể. g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật. g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy. g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn. Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại. g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ. g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó. g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng. Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại. |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Ví dụ 1: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.
Thứ năm, các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được miễn thuế TNCN bao gồm:
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau: i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường. Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ. - Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ - Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế. k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài. n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước. |
Nguồn: Thông tư 111/2013/TT-BTC
3.4. Các khoản giảm trừ thuế TNCN
Những khoản được giảm trừ được quy định bao gồm:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh bao gồm giảm trừ bản thân 11 triệu đồng/tháng và giảm trừ người phụ thuộc là 4.4 triệu đồng/người/tháng.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
3.5. Mức thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần
Thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần được quy định trong Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Bậc thuế |
Thu nhập chịu thuế/năm |
Thu nhập chịu thuế/tháng |
Thuế suất |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5% |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10% |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15% |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20% |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25% |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30% |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35% |
Hoặc có thể được rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN
Bậc thuế |
Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 |
5 |
0trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
(0.25 trđ + 10% TNTT) > 5 trđ |
10% TNTT - 0.25 trđ |
3 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
(0.75 trđ + 15% TNTT) > 10 trđ |
15% TNTT - 0.75 trđ |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
(1.95 trđ + 20% TNTT) > 18 trđ |
20% TNTT - 1.65 trđ |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
(4.75 trđ + 25% TNTT) > 32 trđ |
25% TNTT - 3.25 trđ |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
(9.75 trđ + 30% TNTT) > 52 trđ |
30% TNTT - 5.85 trđ |
7 |
Trên 80 |
35 |
(18.15 trđ + 35% TNTT) > 80 trđ |
35% TNTT - 9.85 trđ |
4. Hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú
Bà C có lương cơ bản 30 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương. Bà C nuôi 3 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Trong tháng, Bà C được thưởng 20 triệu đồng.
Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như sau:
- Thu nhập chịu thuế của Bà C là 50 triệu đồng.
- Bà C được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 03 người phụ thuộc (3 con):
4,4 triệu đồng × 3= 13,2 triệu đồng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
30 triệu đồng × (8% + 1,5% + 1%) = 3,15triệu đồng
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
11 triệu đồng + 13,2 triệu đồng + 3,15 triệu đồng = 27,35 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế của Bà C là:
50 triệu đồng - 27,35triệu đồng = 22,65 triệu đồng
- Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(22,65 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,93 triệu đồng
- Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,93 triệu đồng = 2,88 triệu đồng
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn
Thu nhập tính thuế trong tháng 22,65 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
22,65 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,88 triệu đồng
Lưu ý:
Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/20213/TT-BTC để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:
a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi |
= |
Thu nhập thực nhận |
+ |
Các khoản trả thay |
- |
Các khoản giảm trừ |
Trong đó:
- Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.
- Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
BẢNG QUY ĐỔI
THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)
STT |
Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng (viết tắt là TNQĐ) |
Thu nhập tính thuế |
1 |
Đến 4,75 triệu đồng (trđ) |
TNQĐ/0,95 |
2 |
Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ |
(TNQĐ – 0,25 trđ)/0,9 |
3 |
Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ |
(TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85 |
4 |
Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ |
(TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8 |
5 |
Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ |
(TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75 |
6 |
Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ |
(TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7 |
7 |
Trên 61,85 trđ |
(TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65 |
Xem thêm: Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần
Ví dụ 1: Năm 202X, theo hợp đồng lao động ký giữa Ông D và Công ty X thì Ông D được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương Ông D được công ty X trả thay phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông D phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định thay cho ông D. Trong năm Ông D chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D như sau:
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 20 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(20 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 22,9375 triệu đồng
- Thuế thu nhập cá nhân Ông D phải nộp (áp dụng cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN) là:
22,9375 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,9375 triệu đồng
Ví dụ 2: Giả sử ông D tại ví dụ 1 nêu trên còn được công ty X trả thay tiền thuê nhà là 6 triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp hàng tháng của Ông D như sau:
Bước 1: Xác định tiền thuê nhà trả thay được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi
- Thu nhập làm căn cứ quy đổi (không gồm tiền thuê nhà):
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng – (11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 20 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế (xác định theo Phụ lục số 02/PL-TNCN) là:
(20 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 22,9375 triệu đồng
- Thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
22,9375 triệu đồng + 11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 35,4375 triệu đồng/tháng
- 15% Tổng thu nhập chịu thuế (không gồm tiền thuê nhà):
35,4375 triệu đồng × 15% = 5,316 triệu đồng/tháng
Vậy tiền thuê nhà được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi là 5,316 triệu đồng/tháng
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế
- Thu nhập làm căn cứ để quy đổi thành thu nhập tính thuế:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,316 triệu đồng – (11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 25,316 triệu đồng/tháng
- Thu nhập tính thuế (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
(25,316 triệu đồng – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 29,583 triệu đồng/tháng
- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp:
29,583 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 4,267 triệu đồng/tháng
- Thu nhập chịu thuế hàng tháng của ông D là:
31,5 triệu đồng + 1 triệu đồng + 5,316 triệu đồng + 4,267 triệu đồng = 42,083 triệu đồng/tháng
Hoặc xác định theo cách:
29,583 triệu đồng + 11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng = 42,083 triệu đồng/tháng.
b) Trường hợp cá nhân thuộc diện quyết toán thuế theo quy định thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế của từng tháng được xác định trên cơ sở thu nhập tính thuế đã quy đổi. Trường hợp cá nhân có thu nhập không bao gồm thuế từ nhiều tổ chức trả thu nhập thì thu nhập chịu thuế của năm là tổng thu nhập chịu thuế từng tháng tại các tổ chức trả thu nhập trong năm.
Ví dụ 3: Giả sử Ông D tại ví dụ 2 nêu trên, ngoài thu nhập tại công ty X, từ tháng 01/202X đến tháng 5/202X ông còn có hợp đồng nhận thu nhập tại công ty Y là 12 triệu đồng/tháng. Công ty Y cũng trả thay thuế thu nhập cá nhân cho Ông D.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân của ông D năm 202X như sau:
- Tại công ty X, thu nhập chịu thuế năm của ông D là:
42,083 triệu đồng x 12 tháng = 504,996 triệu đồng
- Tại công ty Y:
+ Thu nhập tính thuế hàng tháng (quy đổi theo Phụ lục số 02/PL-TNCN):
(12 triệu đồng – 0,75 triệu đồng)/0,85 = 13,235 triệu đồng
+ Thu nhập chịu thuế năm tại công ty Y:
13,235 triệu đồng x 5 tháng = 66,175 triệu đồng
- Tổng thu nhập chịu thuế của ông D năm 2014:
504,996 triệu đồng + 66,175 triệu đồng = 571,171 triệu đồng
- Thu nhập tính thuế tháng:
(571,171 triệu đồng : 12 tháng) - (11 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 35,098 triệu đồng
- Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp trong năm:
(35,098 triệu đồng × 25% - 3,25 triệu đồng) × 12 tháng = 66,294 triệu đồng.
5. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Những cá nhân thuộc đối tượng nêu trên thực hiện làm cam kết tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Xem thêm: Mẫu cam kết 08/CK-TNCN
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Các bạn lưu ý là cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
6. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế các khoản sau: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí, đóng góp khuyến học, làm thiện nguyện. Cá nhân cư trú không được giảm trừ gia cảnh.
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo.
Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam _______________ |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
Tổng số ngày làm việc trong năm |
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam |
= |
Số ngày có mặt ở Việt Nam ____________ |
x |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam |
365 ngày |
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Xem thêm:
- Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài
- Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền
- Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn
7. Một số lưu ý tính thuế TNCN
- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
- Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).
- Tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa:
Trường hợp doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn mà chi tiền cho người lao động theo hình thức phụ cấp vào lương thì:
- Từ tháng 9 năm 2016 trở về trước: Được miễn tối đa là 680.000 đồng/người/tháng
- Từ tháng 10/2016 được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, nếu mức chi cao hơn quy định thì phần vượt mức phải tính vào phần thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Ví dụ: Tháng 4 năm 2021. Công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 1 triệu đồng/tháng. Thì chúng ta được miễn 730.000 đồng. Còn phần vượt 1000.000 - 730.000= 270.000 đồng sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.
Nếu công ty A, phụ cấp tiền ăn trưa là 600.000đ/tháng. Thì chỉ được miễn 600,000 (Miễn theo thực tế chi)
- Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, mua xuất ăn cho nhân viên thì được miễn toàn bộ.
- Tiền phụ cấp điện thoại
Theo Công văn số 5274/TCT-TNCN ngày 9/12/2015 tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty.Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức hưởng tại 1 trong các hồ sơ sau:
- Hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Quy chế tài chính
- Quy chế thưởng...
Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Trong trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức chi quy định thì phần cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Ví dụ: Công ty Kế toán Việt, quy định phụ cấp tiền điện thoại cho bạn là 400.000đ/ tháng. Thì khi nhận được 400.000đ này. Bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Phụ cấp trang phục
- Phụ cấp trang phục bằng hiện vật: Miễn phí toàn bộ
- Phụ cấp bằng tiền: Tối đa 5 triệu đồng/người/năm
- Trong trường hợp doanh nghiệp chi trả cả bằng tiền và hiện vật thì mức tối đằng hiện vật là không quá 5 triệu đồng/người/năm và hiện vật thì được miễn toàn bộ.
- Tiền công tác phíTrong trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.
Tags: Cách tính thuế thu nhập cá nhân, tính thuế thu nhập cá nhân, công thức tính thuế thu nhập cá nhân, tính thuế tncn, tính thuế TNCN đối với người không cư trú, tính thuế TNCN đối với lao động dưới 3 tháng, cách tính thuế TNCN đối với người lao động trên 3 tháng, giảm trừ gia cảnh, phụ cấp ăn ca, giảm trừ gia cảnh, trích nộp BHXH...
Bài viết liên quan: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN
Nội dung về tính thuế TNCN là nội dung quan trọng được các giảng viên của Kế toán Lê Ánh là các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm tại các doanh nghiệp lớn, truyền đạt, hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán tổng hợp thực hành và kế toán thuế chuyên sâu, hay khóa học C&B.
Khóa học luôn nhận được sự đánh giá và phản hồi rất tốt của học viên theo học. Chi tiết khóa học xem tại:
- Khóa học kế toán tổng hợp thực hành: https://ketoanleanh.edu.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-thuc-hanh
- Khóa học kế toán tổng hợp online: https://ketoanleanh.edu.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-online
- Khóa học kế toán thuế chuyên sâu: https://ketoanleanh.edu.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-ke-toan-thue-chuyen-sau
- Khóa học C&B: https://leanhhr.com/khoa-hoc/khoa-hoc-dao-tao-thuc-hanh-c-b.html
- Khóa học thuế thu nhập cá nhân chuyên sâu: https://leanhhr.com/khoa-hoc/khoa-hoc-thue-thu-nhap-ca-nhan-chuyen-sau.html
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM