Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần

Tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần hay toàn phần là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm. Trong bài viết này Kế toán Lê Ánh hướng dẫn cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần (áp dụng cho lao động ký hợp đồng dài hạn) chi tiết và dễ hiểu nhất

Căn cứ pháp lý: 05/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2016

Lưu ý: Các bạn cần xác định được loại hợp động lao động: Hợp đồng lao động dài hạn (từ 3 tháng trở lên) hay là hợp đồng thời vụ (khoán việc, thử việc...)

  • Nếu là hợp đồng từ 3 tháng trở lên (dài hạn) thì sẽ tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần
  • Nếu là hợp đồng dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán, thử việc ...) thì sẽ tính thuế TNCN theo biểu toàn phần.

»»»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

I. Cách Tính Thuế TNCN Theo Phương Pháp Lũy Tiến Từng Phần Đối Với Cá Nhân Cư Trú

Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần

Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần 

Xem chi tiết: Cách xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Cách tính thuế TNCN đối với lao động cư trú, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (dài hạn):

  • Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là: Thu nhập tính thuế và thuế suất.
  • Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.

Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó. (hay còn gọi là tính theo biểu lũy tiến từng phần)

Các trường hợp tính thuế TNCN phương pháp lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên (kể cả trường hợp ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, những cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)

- Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả.

Xem thêm: Đối Tượng Nộp Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân: 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất

Trong đó: 

  • Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

  • Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế

1. Cách tính thu nhập tính thuế TNCN

Căn cứ vào công thức tính thuế thu nhập tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập của cá nhân

Xem thêm: Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế TNCN mới nhất

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

  • Tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).

- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: 

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Sau khi tính được thu nhập tính thuế TNCN, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng tính thuế TNCN phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn 

2. Thuế suất thuế TNCN (Biểu thuế lũy tiến từng phần)

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần:

Biểu thuế lũy tiến từng phần

Biểu thuế lũy tiến từng phần

»»» Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu - Huấn Luyện Bạn Trở Thành 1 Kế Toán Thuế Đúng Nghĩa

3. Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần

Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Khi đã tính được thu nhập tính thuế TNCN và thuế suất thuế TNCN, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:

  • Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).
  • Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn 

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

PHỤ LỤC: 01/PL-TNCN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC

BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN

(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh)

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

II. Cách Tính Thuế TNCN Cho Cá Nhân Không Cư Trú

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%

- Thu nhập chịu thuế là Tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao các các khoản khác có tính chất tiền lương, tiền công

Trên đây là Kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần chi tiết các bước giúp các bạn dễ hiểu nhất. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể tự tính được thuế TNCN đối với lao động dài hạn (hợp đồng lao động trên 3 tháng).

Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.