Hướng dẫn xử lý thuế GTGT của tài sản bị tổn thất
Hàng hóa bị tổn thất tại kho hàng do thiên tai, hỏa hoạn hay thuộc những trường hợp khác sẽ tính thuế GTGT vơi hàng bị tổn thất này như thế nào. Trung tâm kế toán Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc bài viết cách hạch toán thuế GTGT với hàng bị tổn thất theo nội dung hướng dẫn tại Công Văn 4403/ BTC- CST như sau:
>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục nhanh 07 lỗi thường gặp khi nộp thuế điện tử
Hàng hóa bị tổn thất được xác định từ nhiều nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp cần giải trình rõ nguyên nhân để căn cứ vào nguyên nhân đó làm hồ sơ trình lên cơ quan chức năng yêu cầu hưởng trợ cấp với tổn thất chi phí hàng hóa và lên phương án xử lý thuế GTGT với hàng hóa bị tổn thất.
Hàng hóa bị tổn thất được chia thành 3 trường hợp chính:
- Tổn thất do điều kiện khách quan: thiên tại, hỏa hoạn…
- Hàng bị tổn thất do quản lý: Bị mất, rơi, hỏng, làm mất hàng khi vận chuyển
- Hàng tổn thất do sinh hóa tự nhiên: Các trường hợp hao mòn tự nhiên, hàng hết hạn sử dụng..
Trong 3 trường hợp trên chỉ có trường hợp tài sản bị tổn thất do điều kiện khách quan mới được tính giảm trừ chi phí.
Hạch toán dự phòng thuế gtgt với tài sản bị tổn thất
Tính thuế GTGT của tài sản tổn thất
Nếu doanh nghiệp không được bồi thường và hoàn thuế GTGT đầu vào với tài sản tổn thất đã chịu thuế GTGT sẽ được tính khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT khi hạch toán.
- Trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường gồm có thuế GTGT, CSKD được nhận tiền bồi thường khi xuất hóa đơn GTGT thực hiện kê khai và tính nộp thuế GTGTđầu tương ứng với thuế GTGT đã được bồi thương và khấu trừ thuế GTGT đầu vào bị tổn thất
- Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm để sửa chữa tài sản với người tham gia bảo hiểm và phí tương ứng với những hợp đồng BH sẽ được tính kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bảo hiểm được BH
Nội dung chi tiết bạn đọc tham khảo tại Công Văn: 4403/ BTC- CST
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------***------- Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2015
Số: 4403/BTC-CST V/v xử lý thuế GTGT của tài sản, hàng hóa bị tổn thất Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được nhiều kiến nghị về việc hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với tài sản, vật tư, hàng hóa bị tổn thất được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT; Căn cứ quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; quy định tại khoản 1, điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; Thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất từ ngày 01/03/2012 được xử lý như sau: a) Trường hợp cơ sở kinh doanh không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào này; Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm lập chứng từ thu theo quy định và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất. Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm; b) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất, cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường bảo hiểm xuất hóa đơn GTGT (trên hóa đơn ghi rõ giá trị tổn thất được bồi thường chưa có thuế GTGT và số tiền thuế GTGT được bồi thường), kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất này; c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn GTGT ghi tên người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm; trường hợp phần bồi thường bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán cho người tham gia bảo hiểm có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC và tại điểm a khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Bộ Tài chính hướng dẫn Cục thuế các địa phương để biết và thực hiện./.
|
Trên đây là chi tiết hướng dẫn xử lý thuế GTGT của tài sản bị tổn thất. Hy vọng, với hướng dẫn này kế toán Lê Ánh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.
Bạn đọc tìm hiểu thêm bài viết: Các bước chuẩn bị khi quyết toán với cơ quan thuế
Hotline tư vấn nghiệp vụ và khóa học kế toán tại HCM và Hà Nội: 0904 848 855/Mrs Lê Ánh
Cùng với chương trình đào tạo các khóa hoc ke toan thuc hanh, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)