Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Bạn là nhân viên kế toán mới bắt đầu vào làm và chưa hiểu được công việc Kế toán Tài sản cố định là như thế nào? Công việc cụ thể mình phải làm là gì? Công việc Kế toán Tài sản cố định này có phù hợp với khả năng của mình không?
Trong bài viết dưới đây, các Kế toán trưởng của Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm về Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ kế toán xây dựng
Kế toán Tài sản cố định trong doanh nghiệp là công việc đòi hỏi nhân viên kế toán phải tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, lập báo cáo tài sản cố định, tiến hành phân tích tình trạng trang bị, huy động, bảo quản, và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
1. Yêu cầu đối với một kế toán tài sản cố định
Để có thể hoàn thành tốt công việc của một kế toán tài sản cố định, yêu cầu người kế toán cần đáp ứng những tiêu chuẩn về kiến thức như sau:
- Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán, am hiểu về luật thuế
- Biết học hỏi và thu thập kiến thức về máy móc thiết bị đang sử dụng tại công ty
- Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán tài sản cố định.
- Kỹ năng công việc: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng và phần mềm kế toán
2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định:
- Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
- Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
- Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
- Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm)
- Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.
3. Công việc của Kế toán Tài sản cố định trong doanh nghiệp:

- Nhận và cập nhật chứng từ về tài sản cố định, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.
- Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộphận) công ty.
- Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.
- Tập hợp chi phí XDCB, chi phí sửa tài sản cố định, chi phí sửa chữa nhà xưởng, lập quyết toán XDCB, chi phí sửa chữa hoàn thành.
- Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từngtháng, năm.
- Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng chotừng bộ phận để hạch toán.
- Lập biên bản thanh lý TSCĐ.
- Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ.
- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơTSCĐ.
- Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.
- Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng kế toán.
Trên đây là những kinh nghiệm về kế toán tài sản cố định rất giá trị của các anh chị kế toán trưởng hiện đang làm việc tại các tổ chức lớn, uy tín và đang tham gia giảng dạy tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Tham khảo thêm bài viết Kinh nghiệm làm kế toán tiền lương cho các bạn mới vào nghề
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Ngoài ra, tại trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc truy cập website: https://ketoanleanh.edu.vn/
Đánh giá: