Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC giúp kế toán viên xác định số lượng, qui cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Vì vậy, biên bản kiểm nghiệm đóng vai trò quan trọng trong công việc kế toán. Ở bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn cụ thể, chi tiết cách viết cũng như có sẵn mẫu bản kiểm nghiệm để bạn download về.

>>>> Xem thêm: Phiếu xuất kho theo thông tư 133/2106/TT-BTC

Phương pháp viết Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Để viết được Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC, bạn cần có mẫu của biên bản này:

Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Bạn có thể tải về: Mẫu Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC - TẠI ĐÂY

Trước tiên, ở góc bên trái của Biên bản kiểm nghiệm ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng.

Biên bản kiểm nghiệm (Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) theo thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho các loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp:

- Nhập kho với số lượng lớn;

- Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa có tính chất lý, hóa phức tạp;

- Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa quý hiếm;

Những vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không cần kiểm nghiệm trước khi nhập kho, nhưng trong quá trình nhập kho nếu phát hiện có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập thì vẫn phải lập biên bản kiểm nghiệm.

- Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên nhãn hiệu, quy cách và mã số của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa kiểm nghiệm.

- Cột D: “Phương thức kiểm nghiệm” ghi phương pháp kiểm nghiệm toàn diện hay xác suất.

- Cột E: Ghi rõ đơn vị tính của từng loại

- Cột 1: Ghi số lượng theo hóa đơn hoặc phiếu giao hàng.

- Cột 2 và 3: Ghi kết quả thực tế kiểm nghiệm.

Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân đối với vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất và cách xử lý.

Biên bản kiểm nghiệm lập 2 bản:

- 1 bản giao cho phòng, ban cung tiêu/hoặc người giao hàng.

- 1 bản giao cho phòng, ban kế toán.

Trường hợp vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư, dụng cụ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa để giải quyết.

Trên đây kế toán Lê Ánh chia sẻ mẫu số 03 - VT biên bản kiểm nghiệm (vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa) được ban hành theo thông tư 133 và cách ghi chi tiết, các bạn có thể download ngay về để sử dụng và ghi theo hướng dẫn để phục vụ cho công việc của mình

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Kế toán Lê Ánh - nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nghiệp vụ XNK tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn lòng giải đáp những thắc mắc cho bạn nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học và làm kế toán.

Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội hoặc lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tp HCM để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh.

Bên cạnh lĩnh vực kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!