Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh [Download File Word]

Trong kinh doanh, việc thiết lập một hợp đồng hợp tác rõ ràng, chi tiết là điều không thể thiếu để đảm bảo sự minh bạch và quyền lợi giữa các bên. Một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn mực sẽ giúp các bên hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời giảm thiểu các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình hợp tác. Bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ giới thiệu đến bạn Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh [Download File Word], để bạn có thể tải về và chỉnh sửa dễ dàng, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.

1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

"Căn cứ theo Điều 27 Luật đầu tư 2020: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh được là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC.

2. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

  •       Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
  •       Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;
  •       Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;
  •       Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có: 

……………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ :………………………………………… 

Đại diện : Ông ……  Chức vụ: ………….….. 

Điện thoại : …………………………................ 

Số tài khoản : …………  tại: ……………....... 

…………………………….…………………

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ:………………………………………… 

Đại diện : Ông………… Chức vụ :……...…… 

Điện thoại :

Số tài khoản : tại:

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

  1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh.

  1. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

+ Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

+ Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

- Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

- Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

- Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là …… 

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: …… tương đương với số tiền là …… 

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày ..../..../20...;

3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tài Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

- Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …….. -

- Đại diện của Bên B là: Ông/Bà ………… -

- Ông: …………………….

5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3. Trụ sở ban điều hành đặt tại: ……………  

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1. Quyền của Bên A

…………………………………………………………… 

….………………………………………………………… 

- Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2. Nghĩa vụ của Bên A………………………………… 

………………………………………………………………  

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của Bên B………………………………………

………………………………………………………………… 

Được phân chia …% lợi nhận sau thuế.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

- ………………………………………………………………… 

…………………………………………………………………

Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

                               Đại diện bên A                                               Đại diện bên B

>>> Download File Word: Tại đây

3. Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Giống như bất kỳ loại hợp đồng nào, hợp đồng hợp tác kinh doanh luôn tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Một số rủi ro thường gặp có thể kể đến bao gồm:

- Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng không chặt chẽ: Do không bắt buộc phải thành lập tổ chức kinh tế mới, các bên chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này có thể dẫn đến việc thiếu sự kết nối chặt chẽ giữa các bên, và khi xảy ra bất đồng, nguy cơ hợp đồng bị hủy bỏ, ngừng hợp tác hoặc chấm dứt là rất cao.

- Không có con dấu riêng: Việc không thành lập pháp nhân mới cũng đồng nghĩa với việc không sở hữu con dấu riêng, do đó, các hoạt động kinh doanh phải dựa vào con dấu của một trong các bên. Nếu xảy ra tranh chấp hay mâu thuẫn và một bên không cho phép sử dụng con dấu theo thỏa thuận, các hoạt động kinh doanh có thể bị gián đoạn đáng kể.

- Doanh nghiệp phá sản: Nếu một bên tham gia hợp đồng rơi vào tình trạng phá sản, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bên còn lại, đặc biệt khi tài sản đóng góp đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận… 

Vì vậy, để hạn chế rủi ro và tranh chấp không mong muốn, việc đọc kỹ các điều khoản và đi công chứng hợp đồng là điều cần thiết để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho quá trình hợp tác.

4. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh doanh

- Xác định rõ hợp đồng: Trước khi soạn thảo hợp đồng, cần làm rõ hợp tác giữa các cá nhân có hợp pháp hay không, hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân ở những lĩnh vực nào thì có điều kiện và không có điều kiện.

Trường hợp hợp tác kinh doanh những lĩnh vực có điều kiện cần phải có đầy đủ giấy phép con mới được tiến hành kinh doanh thì cần làm như thế nào. Làm ở đâu, ai cấp giấy phép con, bao lâu thì có.

- Các nội dung trong hợp đồng kinh doanh phải rõ ràng, không được có những điều khoản nhập nhèm không rõ nội dung.

- Lưu ý về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, thời gian bắt đầu và kết thúc có bất lợi cho bất kỳ bên nào không?

- Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên: Mỗi bên trong hợp đồng cần có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng, cụ thể. Điều này giúp tránh xung đột và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời đảm bảo mọi bên đều hiểu rõ trách nhiệm của mình.

- Quy định rõ về giá cả và phương thức thanh toán: Thỏa thuận trong hợp đồng phải rõ ràng về giá cả, giá thời điểm hiện tại, có tăng giá sau bao lâu hay không? có bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hay không? Thanh toán như thế nào, bao lâu thì tất toán, ứng trước bao nhiêu giá trị hợp đồng, thời hạn thanh toán sau 3-6 tháng kết thúc hợp đồng hay thanh toán luôn sau khi kết thúc hợp đồng. Phạt chậm thanh toán hoặc trường hợp không thể thực hiện thanh toán. Nếu có sự chậm trễ hay bất thường xảy ra, cần có các điều khoản để giải quyết và hướng xử lý kịp thời

Ví dụ: Công ty A và công ty B soạn hợp đồng hợp tác kinh doanh đồ gia dụng. Công ty A vs công ty B mỗi bên góp vốn 5 tỷ quỹ do bên A cầm sổ. Thời gian xuất hàng là 3 tháng. Sau 6 tháng tính từ thời điểm xuất hàng là có tiền về. Lợi nhuận 40 tỷ chia 50/50. Thì trong hợp đồng phải ghi rõ tỷ lệ chia lợi nhuận, bên B nhận tiền lúc nào? Nếu không thanh toán đúng hạn thì phạt vi phạm như thế nào?

Việc soạn thảo một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh rõ ràng, chi tiết và đầy đủ là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Với Mẫu Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh [Download File Word] trong bài viết trên mong rằng sẽ giúp ích cho bạn!

>>> Tham khảo: Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành

                          Khóa học Kế toán cho chủ doanh nghiệp

                          Khóa học Kế toán tổng hợp online