Những điểm cần chú ý trong quy định về hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ/CP

Trong nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành mới nhất của chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ngày 12/09/2018 có những điểm chính cần phải lưu ý như sau

lo-trinh-dang-ky-su-dung-hoa-don-dien-tu-1110092421

Xem thêmNhững lợi ích hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp

1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử

Mở rộng các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử so với thông tư 32/2011/TT-BTC

-  Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Tổ chức khác; khóa học hành chính nhân sự
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. khóa học kế toán

- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn

2. Thời gian áp dụng hóa đơn điện tử

- Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

- Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

- Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

- Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

3. Nội dung của hóa đơn điện tử

Quy định về nội dung của hóa đơn điện tử theo nghị định này cần thêm mục thời điểm lập hóa đơn điện tử so với nội dung điện tử đã được quy định tại điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC

Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;

- Tổng số tiền thanh toán;

- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;

- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);

- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Xem thêm: Xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng sai sót

4. Thời điểm lập hóa đơn điện tử

- Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

5. Hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp

quy-dinh-ve-hoa-don-dien-tu

Hoá đơn điện tử hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện:

- Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
  • Không bắt buộc có chữ ký số;
  • Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

- Đầy đủ nội dung hóa đơn điện tử theo quy định

- Thời điểm lập hóa đơn điện tử

- Định dạng hóa đơn điện tử

6. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy

- Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy, phải đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy trước và sau khi chuyển đổi

- Đặc biệt cần lưu ý, hóa đơn điện tử khi được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ mang giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử mà không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán

(Trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại nghị định 119/2018/NĐ-CP này)

Trên đây là những điểm mới cần chú ý về nghị định số 119/2018/NĐ-CP ban hành bởi Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được kế toán Lê Ánh tổng hợp. Các bạn tham khảo để biết và áp dụng vào công việc của mình nhé

Tham khảo bài viết: Hóa đơn điện tử có cần đóng dấu và chữ ký không?

Hiện tại Trung tâm Lê Ánh đào tạo các khóa học kế toán thực hành, để tìm hiểu kĩ hơn về khóa học kế toán, khóa học xuất nhập khẩu, bạn vui lòng tham khảo tại website: ketoanleanh.edu.vn