Hướng dẫn ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200

Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung tức là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp trong kỳ sẽ được ghi nhận vào sổ nhật ký chung dựa trên các chứng từ kế toán.Sau đó, từ số liệu trên Nhật ký chung kế toán vào sổ cái từng đối tượng kế toán.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung theo Thông tư 200.

>>> Xem thêm: 03 bước nộp báo cáo tài chính qua mạng

1. Căn cứ ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ kế toán thực tế phát sinh đã được kiểm tra tại doanh nghiệp trong kỳ: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập, Phiếu xuất, Hóa đơn, Phiếu kế toán…

2. Đánh giá hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

  • Ưu điểm:
  • Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện, thuân tiện cho phân công lao động kế toán;
  • Có thể thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số liệu kế toán cho từng đối tượng kế toán ở mọi thời điểm
  • Cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý.
  • Nhược điểm:
  • Phải ghi chép nhiều nên phù hợp với doanh nghiệp các nghiệp vụ phát sinh trong ngày ít

3. Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Tóm tắt quy trình:

  • Hàng ngày: khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó dựa vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản. Nếu doanh nghiệp có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì sau khi ghi sổ nhật ký chung, kế toán ghi vào các sổ chi tiết liên quan.
  • Định kỳ:

+ Cộng số liệu trên Sổ Cái

+ Lập bảng cân đối số phát sinh

+ Đối chiếu số liệu sổ cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết

+ Dựa vào số liệu trên sổ cái đã được kiểm tra lập Báo cáo tài chính.

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

quy-trinh-ghi-so-NKC 

Tags: Hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký chung, sổ cái theo thông tư 200, mẫu sổ nhật ký chung theo thông tư 133, hình thức chứng từ ghi sổ theo thông tư 200, cách ghi sổ nhật ký chung bằng tay,...

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm đến các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc truy cập địa chỉ web: www.ketoanleanh.vn được biết được các thông tin chi tiết về các khoá học này.