03 trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, được khấu trừ hoàn thuế

Kế toán Lê Ánh trích dẫn các trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, được khấu trừ hoàn thuế tại điều 16, thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính mà kế toán cần biết như sau:

thu-tuc-quyet-toan-thue-tncn

>>> Xem thêm: Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của Chính phủ

Trường hợp 1: Bên nước ngoài mất khả năng thanh toán

Cơ sở xuất khấu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng:

  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đã đăng ký với cơ quan hải quan tại nước nhập khẩu hàng hóa (01 bản sao); hoặc
  • Đơn khởi kiện đến tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước nơi người mua cư trú kèm giấy thông báo hoặc kèm giấy tờ có tính chất xác nhận của cơ quan này về việc thụ lý đơn khởi kiện (01 bản sao); hoặc:
  • Phán quyết thắng kiện của tòa án nước ngoài cho cơ sở kinh doanh (01 bản sao); hoặc
  • Giấy tờ của tổ chức có thẩm quyền nước ngoài xác nhận hoặc thông báo bên mua nước ngoài phá sản hoặc mất khả năng thanh toán (01 bản sao).

Trường hợp 2: Hàng hóa xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy

Cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) hàng hóa ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu hủy (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hóa hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu hủy thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).

Trường hợp người nhập khẩu hàng hóa phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu hủy (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu hủy) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.

Trường hợp 3: Hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất

Cơ sở xuất khẩu hàng hóa phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng một trong số các giấy tờ sau để thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 

  • Giấy xác nhận việc tổn thất ngoài biên giới Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền liên quan (01 bản sao); hoặc
  • Biên bản xác định tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển ngoài biên giới Việt Nam nêu rõ nguyên nhân tổn thất (01 bản sao).

Nếu cơ sở xuất khẩu hàng hóa đã nhận được tiền bồi thường hàng hóa xuất khẩu bị tổn thất ngoài biên giới Việt nam thì phải gửi kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng về số tiền nhận được (01 bản sao).

Bản sao các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm trên phải có xác nhận sao y bản chính của cơ sở xuất khẩu hàng hóa. Trường hợp ngôn ngữ sử dụng trong các chứng từ, giấy tờ xác nhận của bên thứ bat hay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng không phải là tiếng Anh hoặc có không tiếng Anh thì phải có 01 bản dịch công chứng gửi kèm. Trường hợp các bên liên quan phát hành, sử dụng và lưu trữ chứng từ dưới dạng điện tử thì phải có bản in bằng giấy.

Cơ sở xuất khẩu hàng hóa tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của loại giấy tờ thay thế cho chứng từ thanh toán qua ngân hàng cho các trường hợp nêu trên.

Như vậy, trên đây trung tâm kế toán Lê Ánh đã chỉ ra 3 trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, được khấu trừ hoàn thuế

Bài viết xem thêm: Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu.

Kế toán Lê Ánh chuyên tổ chức các khóa học kế toán tổng hợp thực tế và khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Hà Nội và TP HCM, với sự tham gia giảng dạy của các kế toán trưởng, giám đốc nghiệp vụ xuất nhập khẩu lâu năm kinh nghiệm hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Các khóa học thực tế tại Kế toán Lê Ánh bao gồm:

Khóa học kế toán tổng hợp thực tế tại Hà Nội

- Khóa học kế toán tổng hợp thực tế tại TP HCM

- Khóa học xuất nhập khẩu thực tế