Các cách phân loại tài khoản kế toán

Đối tượng kế toán đa dạng, phong phú nên tài khoản theo dõi cũng có tương tự. Để sử dụng có hiệu quả, cần phân loại tài khoản kế toán theo cách tiếp cận.

>>> Xem thêm: Hạch toán nghiệp vụ vào tài khoản chữ T

Đối tượng mà kế toán theo dõi rất đa dạng và phong phú nên tài khoản theo dõi cũng có các đặc điểm tương tự như đối tượng. Do vậy, để vận dụng đúng, có hiệu quản hệ thống tài khoản, kế toán cần phải phân loại các tài khoản thành tưng nhóm, loai có những đặc điểm chung nhất định.

Tùy theo cách tiếp cận, chúng ta sẽ có những loại tài khoản khác nhau.

1. Phân loại theo nội dung kinh tế mà tài khoản phản ánh

- Tài khoản phản ánh tài sản;

- Tài khoản phản ánh nguồn vốn;

- Tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập;

- Tài khoản phản ánh chi phí.

Cách phân loại này giúp cho kế toán lựa chọn những tài khoản thích hợp sử dụng trong kế toán hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

2. Phân loại theo công dụng và kết cấu của tài khoản

- Tài khoản cơ bản: là loại tài khoản có công dụng toán toàn bộ tài sản nguồn vốn hình thành tài sản thuộc sở hữu của Doanh nghiệp;

- Tài khoản điều chỉnh: Là những tài khoản có công dụng điều chỉnh giá trị của tài sản, nguồn vốn, có thể điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Tài khoản nghiệp vụ: là các loại tài khoản được dùng để hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phân loại theo nội dung chỉ tiêu biểu thị đối tượng kế toán cụ thể ở tài khoản

Tài khoản tổng hợp: là tài khoản kế toán trong đó phản ánh về đối tượng kế toán ở phạm vi tổng quát khái quát.

Tài khoản chi tiết: là tài khoản kế toán được sử dụng nhằm chi tiết hóa đối tượng kế toán ở tài khoản tổng hợp.

Tài khoản chi tiết sẽ bổ sung làm rõ hơn đối tượng phục vụ cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý.

4. Phân loại theo quan hệ với các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán;

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu bên ngoài Bảng cân đối kế toán;

- Tài khoản kế toán là nguồn số liệu để lên các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh. 

Cách phân loại này giúp kế toán có thể cung cấp một cách tổng quát thông tin kế toán vì công việc cuối cùng của hạch toán kế toán là cung cấp những thông tin thu thập được thông qua các báo cáo tài chính dựa trên tài khoản kế toán. Giữa báo cáo kế toán và tài khoản kế toán có mối liên hệ mật thiết với nhau.

 Mẹo ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

a) Nhớ từng đầu tài khoản

– TK đầu 1: Từ 111 ­ 171 là loại TK tài sản ngắn hạn

– TK đầu 2: Từ 211 ­ 244 là loại TK tài sản dài hạn

– TK đầu 3: Từ 311 ­ 356 là loại TK nợ phải trả

– TK đầu 4: Từ 411 ­ 421 là loại TK nguồn vốn chủ sở hữu

– TK đầu 5: Từ 511 – 521 là loại TK doanh thu

– TK đầu 6: Từ 611 – 642 là loại TK chi phí sản xuất, kinh doanh

– TK đầu 7: (711) là TK thu nhập khác

– TK đầu 8: Từ 811 ­ 821 là loại TK chi phí khác

– TK đầu 9: (911) là TK xác định kết quả kinh doanh

– TK đầu 0: Từ 001 – 007 là loại TK ngoài bảng.

b) Chú ý 5 loại TK như sau:

– Tài khoản tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

– Tài khoản nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

– Tài khoản doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

– Tài khoản chi phí gồm: TK đầu 6 + 8.

– Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

c) Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ:

– Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

– Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có

– Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó

– Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: là các tài khoản dự phòng

Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại. Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )

d) Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

– Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn

– Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

– Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ

Kết luận :Khi học thuộc tài khoản kế toán vì có rất nhiều tài khoản vì thế các bạn nên chia nhỏ ra để học thuộc,  theo từng loại tài khoản kế toán, tránh học cả bảng danh mục một lúc không thể nhớ hết được lại hay lẫn. Một điều quan trọng nữa đó là bạn học đến đâu cố gắng cho ví dụ đến đó để thực hành. Hoặc bạn cũng có thể làm một số ví dụ về định khoản. Điều này giúp bạn liên kết quan hệ đối ứng của các tài khoản kế toán, sẽ giúp bạn nhớ rất lâu.

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.