Các Chứng Chỉ Kế Toán Nên Học - Lựa Chọn Cho Từng Giai Đoạn

Trong lĩnh vực kế toán, các chứng chỉ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và xác nhận năng lực chuyên môn của người làm kế toán. Đây không chỉ là một văn bằng, mà còn là một bằng chứng cho sự hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc kế toán và quy trình tài chính của một kế toán viên.

Vậy các chứng chỉ kế toán nên học là gì? Việc lựa chọn chứng chỉ kế toán sao cho phù hợp với từng giai đoạn và cách để đạt được? Trong nội dung bài viết này, Kế Toán Lê Ánh sẽ chia sẻ kinh nghiệm học chứng chỉ kế toán qua từng giai đoạn

I. Lợi ích của việc có chứng chỉ kế toán

Chứng chỉ kế toán là một quá trình quan trọng để chứng minh năng lực và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Đồng thời, nó còn là một công cụ giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng quản lý tài chính, đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.

Việc có các chứng chỉ kế toán sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như sau:

1. Cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Chứng chỉ đảm bảo người sở hữu kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc kế toán. Nó đòi hỏi kiến thức về kế toán, kiểm toán, thuế và công nghệ thông tin kế toán, giúp người sở hữu có khả năng thực hiện các nhiệm vụ kế toán một cách chính xác và hiệu quả.

2. Đáng tin cậy và chứng minh năng lực chuyên môn

Chứng chỉ kế toán công nhận bạn đã được đào tạo và đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của một kế toán viên chuyên nghiệp.

3. Tăng cơ hội việc làm

Việc có chứng chỉ sẽ giúp bạn có điểm nhấn, tăng khả năng tìm được việc làm trong ngành kế toán, vì các doanh nghiệp thường sẽ tin tưởng và ưu tiên các bạn ứng viên đã có chứng chỉ chứng minh năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán.

4. Đảm bảo được chất lượng công việc

Người sở hữu chứng chỉ kế toán đồng nghĩa với việc đã được đào tạo và có kiến thức sâu về các quy định, quy trình kế toán, từ đó đảm bảo được chất lượng và độ chính xác trong công việc kế toán.

5. Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp

Chứng chỉ kế toán là cơ sở để bạn học và phát triển các chứng chỉ và khả năng chuyên môn khác liên quan đến kế toán, mở ra tiền đề để bạn thăng tiến trong sự nghiệp kế toán….

Tóm lại, chứng chỉ kế toán có giá trị cao trên thị trường lao động của ngành kế toán, không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn giúp bạn có được lợi thế trong việc tìm kiếm việc làm và đảm bảo sự tin cậy trong lĩnh vực kế toán.

Xem thêm: Ngành Kế Toán Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Ngành Kế Toán

II. Giai đoạn sự nghiệp và chứng chỉ phù hợp

1. Các chứng chỉ kế toán cho người mới bắt đầu

Đối với những bạn mới bắt đầu, sinh viên mới ra trường hay các bạn muốn làm trái ngành, đây là điểm khởi đầu trong vai trò là một nhân viên kế toán.

Giai đoạn này các bạn thường chưa có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kế toán và gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý công việc. Vì vậy, thời điểm này bạn nên cố gắng học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Ngoài việc chăm chỉ làm việc tại các công ty, đơn vị thực tập… bạn có thể thi thêm các chứng chỉ kế toán để tăng thêm kiến thức cũng như cơ hội việc làm cho bản thân mình.

Các chứng chỉ kế toán nên học khi mới bắt đầu làm ở vị trí kế toán như sau:

- Chứng chỉ Kế toán tổng hợp: Là một loại chứng chỉ chuyên nghiệp dành cho những người làm việc trong lĩnh vực kế toán. Nó chứng minh rằng người sở hữu đã đạt được một mức độ kiến thức và kỹ năng nhất định trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Hình ảnh mẫu chứng chỉ kế toán tổng hợp do Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam cấp

Chứng chỉ kế toán tổng hợp

 

Chứng chỉ kế toán tổng hợp

 

- Chứng chỉ kế toán thuế: Chứng minh rằng người sở hữu đã có kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực tiễn cần thiết để xử lý các vấn đề thuế một cách hiệu quả, từ việc chuẩn bị và nộp báo cáo thuế, đến việc tư vấn về các cơ hội tiết kiệm thuế và quản lý rủi ro thuế cho doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Hình ảnh mẫu chứng chỉ kế toán thuế

Chứng chỉ kế toán thuế

Chứng chỉ kế toán thuế

LƯU Ý về các đơn vị/tổ chức được phép cấp chứng chỉ kế toán

Ở Việt Nam, việc cấp chứng chỉ kế toán được thực hiện chủ yếu thông qua các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín. Dưới đây là một số thông tin cụ thể và lưu ý quan trọng:

  • Bộ Tài Chính: Là cơ quan chính phủ có thẩm quyền quản lý chung về nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam. Các quy định và tiêu chuẩn về đào tạo, cấp chứng chỉ kế toán thường được Bộ Tài Chính ban hành và giám sát.
  • Hội Kế Toán và Kiểm Toán Việt Nam (VAA): Là một tổ chức nghề nghiệp quan trọng, đóng vai trò trong việc tổ chức các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ nghề nghiệp cho kế toán viên và kiểm toán viên.
  • Các trung tâm đào tạo và tổ chức giáo dục: Nhiều trung tâm đào tạo nghề nghiệp và các tổ chức giáo dục cũng được cấp phép tổ chức các khóa học và cấp chứng chỉ kế toán cho người học. Các khóa học này thường bao gồm đào tạo về kế toán tổng hợp, kế toán thuế, và các chuyên đề kế toán khác.

Lưu ý khi chọn đơn vị cấp chứng chỉ:

- Trước khi đăng ký khóa học và thi lấy chứng chỉ từ bất kỳ tổ chức nào, bạn cần kiểm tra uy tín và giấy phép hoạt động của họ. Đảm bảo rằng tổ chức đó được Bộ Tài Chính hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Xem xét kỹ lưỡng nội dung đào tạo, đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Các chương trình đào tạo cần cập nhật và bám sát với các chuẩn mực kế toán cũng như quy định hiện hành tại Việt Nam.

- Thông tin về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và phản hồi từ học viên cũ có thể giúp bạn đánh giá chất lượng đào tạo.

- Một số tổ chức cung cấp các khóa học đào tạo kế toán có kết nối với doanh nghiệp, giúp học viên tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Việc lựa chọn đúng đơn vị cấp chứng chỉ không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp lâu dài trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam.

Trung tâm Kế toán Lê Ánh là một trong rất ít các tổ chức uy tín được hợp tác với Hiệp Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong việc tổ chức học và thi các chứng chỉ giá trị trong lĩnh vực kế toán.

  1. Chứng chỉ kế toán tổng hợp;
  2. Chứng chỉ Kế toán trưởng doanh nghiệp;
  3. Chứng chỉ Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp;
  4. Lớp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên.

Khi tham gia các khóa học kế toán ngắn hạn, trung tâm Lê Ánh hỗ trợ học viên 40% - 50% kinh phí học và thi các chứng chỉ hành nghề kế toán giá trị:

Tham khảo:

Ngoài ra, Lê Ánh là một trong rất ít trung tâm tâm đào tạo thực hành được cấp phép hiện nay, chính vì vậy chứng nhận học viên nhận được sau khi hoàn thành các khóa học đều có giá trị và có thể thêm vào CV xin việc

Tham khảo mẫu chứng nhận khóa học kế toán tổng hợp tại Lê Ánh:

Chứng chỉ khóa học kế toán tổng hợp

 

2. Các chứng chỉ kế toán nâng cao cho người đã có kinh nghiệm

Đối với những kế toán viên đã có kinh nghiệm, việc nâng cao kiến thức và chuyên môn là điều không thể thiếu. Việc thi thêm các chứng chỉ cao cấp hơn sẽ chứng minh rằng kế toán viên có chuyên môn cao và có khả năng áp dụng kiến thức trong nhiều ngữ cảnh kế toán khác nhau.

- Chứng chỉ kế toán trưởng

Để đạt được chứng chỉ Kế toán trưởng, bạn cần phải có đủ kiến thức cả về kế toán, kiểm toán, thuế, các quy định pháp luật liên quan và hoàn thành khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ. Người học cần vượt qua kì thi với tối thiểu 5/10 điểm

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp và quản lý bởi Bộ tài chính. Chứng chỉ có giá trị sử dụng trên toàn quốc và thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu. Sau 05 năm, học viên phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng để được cấp lại chứng chỉ.

Tham khảo: Khóa học chứng chỉ kế toán trưởng

- Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant): Kế toán công chứng được cấp phép

Trong toàn lĩnh vực kế toán - kiểm toán, chứng chỉ CPA được rất nhiều nước trên thế giới công nhận. Rất nhiều doanh nghiệp và công ty yêu cầu chứng chỉ này cho các vị trí quản lý. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp và hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán với việc sở hữu chứng chỉ này.

Mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, điển hình là CPA Việt Nam và CPA Úc. CPA của Việt Nam sẽ được Bộ Tài chính đưa ra các quy định khác nhau để tổ chức thi và cấp bằng.

Tham khảo: Khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

3. Các chứng chỉ kế toán chuyên sâu cho chuyên gia

Sau khi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, bạn có thể tham khảo để thi thêm các chứng chỉ kế toán quốc tế. Việc ôn luyện và thi các chứng chỉ này sẽ khó hơn rất nhiều so với các chứng chỉ trên, đòi hỏi bạn phải có rất nhiều năm kinh nghiệm hay nói cách khác là một chuyên gia trong lĩnh vực kế toán.

Tuy nhiên những tấm bằng này không chỉ nâng cao kiến thức của các kiểm toán viên mà còn là cơ hội để mình thăng tiến và offer những mức lương cao hơn với công ty, doanh nghiệp…

- Chứng chỉ CFA (Certified Financial Analyst) - Chứng chỉ phân tích tài chính

CFA là chứng chỉ xác minh kiến thức và chuyên môn của người phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: đầu tư, chứng khoán, ngân hàng, tài chính và quản lý rủi ro. Các công ty đầu tư, những người quan tâm đến việc phân tích cổ phiếu, quản lý quỹ hoặc quỹ đầu cơ, giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính cấp cao thường sẽ ưu ái các kế-kiểm toán viên có chứng chỉ CFA.

- Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)

CMA là chứng chỉ xác minh bạn là chuyên gia về lĩnh vực kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó thể hiện các kỹ năng chuyên môn cũng như sự thành thạo về quản lý tài chính từ góc độ nội bộ, quản lý và tổng thể. Hầu hết các kế toán viên chuyên nghiệp đều có chứng chỉ CPA và CMA, tuy nhiên CMA được đánh giá là thực tế hơn các khái niệm lý thuyết được kiểm tra trong kỳ thi CPA.

- Chứng chỉ ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants)

ACCA là chứng chỉ của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc cấp và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, mang đến một chương trình chuyên nghiệp cho lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán.

Chứng chỉ ACCA đề cập nhiều kiến thức cũng như kỹ năng chuyên sâu, bao gồm báo cáo và quản lý tài chính, thuế, kiểm toán; ngoài ra còn bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và khả năng lãnh đạo.

Chương trình của ACCA được xây dựng dựa trên IFRS - chuẩn mực kế toán được hơn 130 nước trên thế giới tuân thủ và thực hành. Đây là một trong những chứng chỉ được rất nhiều người mong muốn sở hữu để đạt được mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp trong các công ty Big4, non-Big4 và nhiều doanh nghiệp lớn khác.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo để thi thêm các chứng chỉ như CIA (Certified Internal Auditor) - Chứng chỉ kiểm toán nội bộ Công chứng; FRM(Financial Risk Manager) - Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính…

III. Lộ trình đạt được chứng chỉ

Việc học và thi các chứng chỉ liên quan đến ngành kế toán là một quá trình dài, cần nhiều thời gian để trau dồi thêm kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm. Tùy vào kinh nghiệm và mục đích của từng giai đoạn để chúng ta vạch ra một lộ trình đạt được chứng chỉ của bản thân mình.

Để đạt được các chứng chỉ kế toán, người đăng ký cần tuân thủ quy trình cụ thể. Đầu tiên, họ phải đăng ký vào một khóa học đào tạo về chứng chỉ kế toán mà họ mong muốn tại các trường đào tạo hoặc tổ chức có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành khóa học, người đăng ký sẽ tham gia một kỳ thi hoàn thành chứng chỉ. Khi đủ điểm để đạt kỳ thi, họ sẽ nhận được chứng chỉ kế toán đó.

Ngoài ra, một số chứng chỉ kế toán cho phép người sở hữu có thể nâng cấp chứng chỉ của mình thông qua việc tham gia các khóa đào tạo tiếp sau và đạt được các yêu cầu nâng cấp tương ứng.

Những năm đầu tiên khi mới ra trường và bắt đầu đi làm bạn nên thi các chứng chỉ ở mức cơ bản như chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán tổng hợp, chứng chỉ kế toán thuế… Thời gian thực tập chính là cơ hội để bạn vận dụng những kiến thức đã học để việc thi các chứng chỉ kế toán thuận lợi hơn.

Sau đó 2-3 năm, bạn có thể cân nhắc việc thi thêm các chứng chỉ kế toán trưởng, CPA (chứng chỉ hành nghề kế toán)... để có thể thăng tiến hơn trong công việc của mình. Các chứng chỉ này sẽ có các yêu cầu cao hơn so với những chứng chỉ cơ bản

Đối với chứng chỉ kế toán trưởng:

Người học cần có trình độ đại học (hoặc cao hơn) có ít nhất 2 năm kinh nghiệm; với bằng trung cấp/cao đẳng là 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản.

Bạn sẽ tham gia khóa học đào tạo kế toán trưởng thường kéo dài từ 6 đến 12 tháng và bao gồm các môn học cơ bản về kế toán và thuế.

Đối với chứng chỉ CPA

- Người học cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải đạt trên 7% tổng số học trình các môn học về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính và thuế của cả khóa học; có chứng chỉ hoàn thành hoặc đã tốt nghiệp các khóa do các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán.

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc với vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm làm việc ở vị trí trợ lý kiểm toán. Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện này, học viên sẽ trải qua một kỳ thi gồm 7 môn: 6 môn viết (180 phút/ 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức.

Cuối cùng là khi đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán, lúc này tùy vào nhu cầu và mục đích nghề nghiệp bạn có thể thi thêm các chứng chỉ CFA, CMA, ACCA…

IV. Những điều sai lầm cần tránh khi lựa chọn chứng chỉ kế toán

1. Những sai lầm cần tránh

Hiện nay, số lượng sinh viên theo học chuyên ngành kế toán ngày càng tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng theo học và đạt được các loại chứng chỉ kế toán.

- Thi chứng chỉ chưa phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân

Đối với sinh viên kế toán đang ngồi trên ghế nhà trường, sẽ khó để theo học các chứng chỉ bởi vì họ chưa được học hết các kiến thức về chuyên ngành kế toán. Học chứng chỉ kế toán là chủ yếu học về thực hành các phương pháp kế toán; cách xử lý, hạch toán các nghiệp vụ hay tính giá thành…

Vậy nên, theo học chứng chỉ kế toán chỉ nên dành cho các bạn sinh viên mới ra trường hoặc bắt đầu đi làm. Việc học và thi các chứng chỉ khi chưa đủ năng lực và trình độ sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và chi phí nếu như không qua được kì thi.

- Chỉ tập trung vào việc thi các chứng chỉ kế toán

Chứng chỉ chính là sự công nhận cho kiến thức chuyên môn tuy nhiên không phải vì thế mà bạn quên đi việc phải bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế.

Hiện nay, đa số các bạn sinh viên chủ yếu chỉ chăm chăm vào việc học các kiến thức lý thuyết và có rất ít cơ hội để được thực hành thực tế. Đây là một điều đáng lo ngại khi bạn có chứng chỉ kế toán nhưng lại không có kinh nghiệm làm việc thực tế trong nghề.

- Học và thi chứng chỉ ở những trung tâm không được cấp phép

Hiện nay, trên mạng đang tràn lan rất nhiều các khóa học chứng chỉ kế toán từ những trung tâm đào tạo. Một số trung tâm vẫn tự ý cấp bằng chứng chỉ mà không nói rõ là phôi bằng. Do đó, việc các trung tâm quảng cáo là cấp chứng chỉ hành nghề cho học viên sau khi kết thúc khóa học hay việc một số nơi còn ngang nhiên cung cấp dịch vụ bán chứng chỉ giả đều được coi là hành vi lừa đảo.

Các bạn cần phải hiểu rõ tác hại của việc sử dụng các giấy tờ không được cấp phép này có thể dẫn đến hậu quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Tầm quan trọng của việc lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu sự nghiệp cá nhân

Trong lĩnh vực kế toán hiện nay, để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, việc bồi dưỡng và đào tạo kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm là điều không thể thiếu. Các chứng chỉ kế toán là một yếu tố quan trọng để xác minh khả năng và kiến thức chuyên môn của một người làm kế toán. Các doanh nghiệp, công ty cũng sẽ nhìn vào đó để đánh giá các ứng viên đến xin việc hay quyết định thăng tiến cho nhân viên của mình.

Với sự phong phú và đa dạng của các chứng chỉ kế toán hiện nay, việc lựa chọn một chứng chỉ phù hợp với nhu cầu phát triển và mục tiêu nghề nghiệp đã trở nên vô cùng quan trọng. Việc học và thi các loại chứng chỉ kế toán không chỉ hoàn thành được trong ngày một ngày hai, đòi hỏi các kế toán viên phải có kiến thức chuyên môn và sự cam kết tuân thủ quy định của pháp luật, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội để các kế toán viên nâng cao và phát triển trong lĩnh vực này.

Tham khảo: Lộ Trình Học Kế Toán Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Mỗi chúng ta đều có một con đường và mục đích khác nhau, thông qua những chia sẻ trên đây, Kế Toán Lê Ánh mong rằng bạn sẽ có thêm thông tin về các chứng chỉ kế toán nên học cũng như lựa chọn được cho mình một lộ trình phù hợp để đạt được các chứng chỉ mà mình mong muốn nhé. Chúc bạn thành công!

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chínhkhóa học chứng chỉ kế toán trưởngkhóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM