Các Loại Thuế Ở Việt Nam: Phân Loại, Cách Tính, Đối Tượng Nộp
Hệ thống thuế Việt Nam tương đối phức tạp, với nhiều sắc thuế được áp dụng cho các đối tượng khác nhau, từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, đến thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… Việc nắm rõ cách phân loại, nguyên tắc tính thuế và đối tượng phải nộp không chỉ giúp tránh được rủi ro pháp lý mà còn hỗ trợ tối ưu hiệu quả tài chính.
Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu chi tiết về các loại thuế ở Việt Nam hiện nay.
Mục lục
I. Thuế là gì?
Thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện với Nhà nước, căn cứ theo quy định pháp luật và được xác định dựa trên các yếu tố như mức thu nhập, quy mô tài sản sở hữu hoặc các hoạt động sản xuất – kinh doanh đặc thù.
Việc thu thuế nhằm xây dựng một nguồn lực tài chính ổn định cho ngân sách quốc gia, từ đó tạo điều kiện để chính quyền triển khai các dịch vụ công thiết yếu như hệ thống giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phát triển hạ tầng, duy trì trật tự an ninh và thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân.
Trong tổng thể hoạt động kinh tế - xã hội, thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết quan trọng, không chỉ góp phần điều phối lại thu nhập mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển công bằng và bền vững của đất nước.

II. Phân loại các loại thuế ở Việt Nam
1. Phân loại theo tính chất
- Thuế trực thu (thuế đánh trực tiếp vào thu nhập, tài sản của người chịu thuế): Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất…
- Thuế gián thu (thu vào giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng; người mua hàng là người chịu thuế): Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…
2. Phân loại thuế theo tính chất hành chính
- Thuế nhà nước: dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thuế địa phương: dùng để nộp vào ngân sách địa phương.
- Thuế đối ngoại: Thuế xuất nhập khẩu, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường…
3. Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
- Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
- Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
- Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…
III. Chi tiết các loại thuế phổ biến ở Việt Nam
1. Thuế thu nhập cá nhân
a. Khái niệm
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước.
>>> Xem thêm: Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN): Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết
b. Đối tượng nộp
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài.
- Công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam.
- Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.
c. Cách tính
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Theo Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007, bảng biểu thuế luỹ tiến từng phần được xác định như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế/ tháng |
Thuế suất |
Cách tính số thuế TNCN phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu |
5% |
0 triệu + 5% thu nhập tính thuế |
5% thu nhập tính thuế |
2 |
Trên 5 – 10 triệu |
10% |
0.25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu |
10% thu nhập tính thuế – 0.25 triệu |
3 |
Trên 10 – 18 triệu |
15% |
0.75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu |
15% thu nhập tính thuế – 0.75 triệu |
4 |
Trên 18 – 32 triệu |
20% |
1.95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu |
20% thu nhập tính thuế – 1.65 triệu |
5 |
Trên 32 – 52 triệu |
25% |
4.75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu |
25% thu nhập tính thuế – 3.25 triệu |
6 |
Trên 52 – 80 triệu |
30% |
9.75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu |
30% thu nhập tính thuế – 5.85 triệu |
7 |
Trên 80 triệu |
35% |
18.15 triệu + 35% thu nhập tính thuế trên 80 triệu |
35% thu nhập tính thuế – 9.85 triệu |
Các khoản giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
- Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, được thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
>>> Xem thêm: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN): Hướng Dẫn Từ A Đến Z
b. Đối tượng nộp
Đối tượng phải nộp thuế TNDN bao gồm:
- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
- Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập tại Việt Nam nộp thuế TNDN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
c. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Tính thuế TNDN phải nộp:
Số thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Tính thu nhập tính thuế:
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Thuế suất thuế TNDN: được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC như sau:
- Thuế suất 50%: Đối với hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wolfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu mỏ).
- Thuế suất từ 32% đến 50%: Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam
- Thuế suất 20%: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư và quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
- Thuế suất 40%: Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên nằm tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/ NĐ-CP của chính phủ.
- Thuế suất 20%: Các doanh nghiệp còn lại
3. Thuế giá trị gia tăng
a. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay VAT là loại thuế doanh nghiệp được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt các giai đoạn từ sản xuất, kinh doanh đến khi tiêu thụ.
Thuế GTGT được khai theo tháng (trừ trường hợp khai theo quý theo Thông tư 151/2014/TT-BTC). Việc khai và nộp thuế GTGT cụ thể sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính thuế của từng công ty.
Doanh nghiệp có 02 cách thức kê khai thuế đó là theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp khấu trừ.
>>> Xem thêm: Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT) Là Gì? Tìm Hiểu Từ A Đến Z
b. Đối tượng nộp
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
c. Cách tính
- Theo phương pháp kê khai khấu trừ:
Thuế suất 0%: Được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC);
Thuế suất 5%: Được áp dụng đối với một số mặt hàng quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC);
Thuế suất 10%: Được áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ còn lại (Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC);
Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Theo phương pháp kê khai trực tiếp:
Tỷ lệ thuế suất như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó
Trường hợp đối với công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quý:
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x 10%
Trong đó: Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý = giá thanh toán được bán ra – giá thanh toán mua vào tương ứng
4. Lệ phí môn bài
a. Khái niệm
Lệ phí môn bài là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho vào quỹ ngân sách nhà nước dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).
Các doanh nghiệp phải hoàn thành lệ phí này vào thời điểm đầu năm trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh.
b. Đối tượng nộp
Tất các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải chấp hành nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định. Ngoại trừ một số trường hợp được miễn lệ phí môn bài như:
Doanh nghiệp quy mô nhỏ mới thành lập được miễn lệ phí môn bài từ 2 đến 4 năm (tùy loại doanh nghiệp và quy định từng tỉnh/thành phố) tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.
Doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực ưu đãi như năng lượng tái tạo hoặc nông nghiệp, có thể được miễn lệ phí môn bài và hưởng ưu đãi thuế từ 5 đến 10 năm.
Doanh nghiệp khu công nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong từ 2 đến 4 năm…
c. Mức lệ phí phải nộp
- Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống: 03 triệu đồng/năm
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng: 02 triệu đồng/năm
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm
- Đối với cá nhân và hộ kinh doanh:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm
- Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng: 500.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng: 300.000 đồng/năm
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
a. Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ có tính chất xa xỉ nhằm cân bằng, điều tiết mức độ sản xuất và tiêu dùng trên thị trường.
b. Cách tính
Công thức tính thuế TTĐB: Thuế TTĐB = Giá thuế suất x Thuế suất
Lưu ý: Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng; đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
6. Thuế xuất nhập khẩu
a. Khái niệm
Thuế xuất nhập khẩu (Thuế XNK) là một loại thuế gián thu nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất – nhập các loại hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam. Thuế XNK áp dụng cho cả việc xuất khẩu từ thị trường nội địa vào khu vực không thuộc khu vực thuế quan và nhập khẩu từ khu vực không thuộc khu vực thuế quan vào thị trường nội địa.
>>> Xem thêm: Thuế Xuất Nhập Khẩu: Quy Định, Cách Tính và Đối Tượng Nộp
b. Cách tính
Các tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = SL mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x Trị giá từng mặt hàng x Thuế suất
7. Thuế tài nguyên
a. Khái niệm
Thuế tài nguyên là một khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước dựa trên việc sử dụng hoặc khai thác các tài nguyên thiên nhiên sở hữu hoặc sử dụng trong quá trình kinh doanh, áp dụng cho các loại tài nguyên: dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nước, gỗ hay các tài sản thiên nhiên khác.
b. Cách tính
Công thức tính thuế tài nguyên doanh nghiệp phải nộp trong kỳ:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên
Công thức tính thuế tài nguyên theo mức được ấn định đối với từng loại tài nguyên:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
8. Thuế bảo vệ môi trường
a. Khái niệm
Thuế bảo vệ môi trường (Thuế BVMT) là một loại thuế gián thu nộp một lần cho Nhà nước nếu doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu các loại hàng hóa, sản phẩm có nguy cơ gây tác động tiêu cực đến môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2010.
b. Cách tính
Cách tính thuế BVMT: Thuế BVMT = SL hàng hoá tính thuế x Mức thuế tuyệt đối
Lưu ý: Thuế BVMT chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
9. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
a. Khái niệm
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) là một loại thuế trực thu, nếu doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh, xây dựng, đầu tư dự án…
b. Cách tính
Cách tính thuế SDĐPNN:
Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1m2 x Thuế suất
Đất sản xuất phi nông nghiệp, đất kinh doanh áp dụng thuế suất 0,03%.
Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế SDĐPNN sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng thuế suất là 0,03%.
Việc hiểu rõ các loại thuế ở Việt Nam, cách phân loại, phương pháp tính và xác định đúng đối tượng nộp không chỉ giúp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách đúng luật, mà còn góp phần vào việc quản trị tài chính hiệu quả, giảm thiểu rủi ro pháp lý. Hy vọng bài viết trên của Kế toán Lê Ánh đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đầy đủ hơn về các loại thuế ở Việt Nam hiện nay.
>>> Xem thêm: KHÓA HỌC KẾ TOÁN THUẾ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
------------------------------
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán quản trị, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp, khóa học chứng chỉ kế toán trưởng, khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM