Giáo Viên Mở Lớp Dạy Thêm Có Cần Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Không?

Giáo Viên Mở Lớp Dạy Thêm Có Cần Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Không? Đây là câu hỏi mà nhiều giáo viên quan tâm khi muốn tổ chức lớp học ngoài giờ để gia tăng thu nhập.

Việc mở lớp dạy thêm không chỉ liên quan đến chuyên môn giảng dạy mà còn cần tuân thủ các quy định pháp lý. Vậy, giáo viên có bắt buộc đăng ký hộ kinh doanh không? Nếu có, thủ tục thực hiện như thế nào? Hãy cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm ngoài trường

Theo Điều 6. Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025 Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

a) Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

b) Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

c) Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này)

Giáo Viên Mở Lớp Dạy Thêm Có Cần Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Không?

Giáo Viên Mở Lớp Dạy Thêm Có Cần Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Không?

2. Giáo viên mở lớp dạy thêm có cần đăng ký hộ kinh doanh không?

Như vậy theo thông tư 29, chúng ta có thể hiểu, từ 14/02/2025, giáo viên muốn dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì? Thủ Tục Đăng Ký Và Tra Cứu

Còn trường hợp dạy thêm với tính chất tự nguyện, hỗ trợ học sinh, không thu tiền thì hiện chưa có quy định cụ thể bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần đảm bảo các nguyên tắc sau dù dạy thêm không thu tiền của học sinh:

- Chỉ tổ chức khi học sinh có nhu cầu và tự nguyện học thêm, được cha mẹ/người giám hộ đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân không được dùng bất kỳ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.

- Nội dung dạy không được trái quy định, mang bất kỳ định kiến nào về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội.

- Không được cắt giảm nội dung dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.

- Việc dạy không được làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và chương trình môn học của giáo viên, góp phần phát triển phẩm chất cũng như năng lực của học sinh.

- Thời lượng, thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải đảm bảo phù hợp với sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; tuân thủ quy định về thời gian làm việc cùng các quy định khác về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.

3. Những lưu ý khi mở lớp dạy thêm

Điều 6 thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 14/2 quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

+ Đối với giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo dạy thêm với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Như vậy theo quy định của thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đây là điểm mới so với thông tư 17.

- Quy định về nội dung giảng dạy

Không được dạy trước chương trình chính khóa: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giáo viên không được dạy trước nội dung của chương trình chính khóa trong các lớp học thêm. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa học sinh học thêm và không học thêm, đồng thời tránh tình trạng chạy đua theo thành tích.

Không ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức: Giáo viên không được yêu cầu hoặc tạo áp lực để học sinh phải tham gia lớp học thêm, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nếu vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc phạt hành chính.

- Các loại thuế có thể áp dụng gồm:

  • Thuế môn bài (tùy vào doanh thu, có thể từ 300.000 - 1.000.000 đồng/năm).
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nếu thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) nếu thuộc diện chịu thuế.

>>> Xem thêm: Phân Biệt Cách Tính Thuế Doanh Nghiệp Và Hộ Kinh Doanh

Lưu ý các khoản phí phát sinh: Khi mở lớp dạy thêm có quy mô lớn, cần cân nhắc các khoản phí như:

  • Chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị (bàn ghế, bảng, máy chiếu).
  • Điện, nước, internet, tài liệu giảng dạy.
  • Chi phí thuê trợ giảng hoặc nhân viên hỗ trợ.

Nếu không muốn đăng ký hộ kinh doanh hoặc mở trung tâm giáo dục, có thể lựa chọn phương án Hợp tác với các trung tâm giáo dục đã có giấy phép

Các trung tâm giáo dục thường có đầy đủ giấy phép hoạt động, giúp giáo viên không phải lo lắng về vấn đề pháp lý.

Giáo viên có thể ký hợp đồng cộng tác với trung tâm, hưởng lương theo số giờ giảng dạy hoặc theo tỷ lệ doanh thu.

Lợi ích: Không cần tự đăng ký giấy phép, được trung tâm hỗ trợ về tuyển sinh, cơ sở vật chất, quản lý học viên.

Hạn chế: Có thể bị chia sẻ doanh thu, phụ thuộc vào chính sách của trung tâm.

>>> Xem thêm: KHÓA HỌC KẾ TOÁN HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

------------------------------

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâukhóa học phân tích tài chính doanh nghiệpkhóa học chứng chỉ kế toán trưởngkhóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.

 Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM