Quy Định Về Chứng Từ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh Theo Thông Tư 88/2021/TT-BTC
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc lập chứng từ kế toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp lớn mà còn đối với các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Việc thực hiện hiệu quả và chính xác các quy trình lập chứng từ kế toán không chỉ giúp hộ kinh doanh ghi nhận và xác nhận thông tin tài chính mà còn giúp duy trì tính chính xác, minh bạch và khả năng kiểm soát của hệ thống kế toán. Trong bài viết này, hãy cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu về Quy định về chứng từ Kế toán cho Hộ kinh doanh theo thông tư 88/2021/TT-BTC nhé
1. Chứng từ kế toán là gì?
Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”.
Theo đó, hình thức chứng từ gồm chứng từ điện tử hoặc chứng từ đặt in, tự in, cụ thể:
- Chứng từ điện tử: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
- Chứng từ đặt in, tự in: Bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế
2. Quy định về chứng từ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo thông tư 88/2021/TT-BTC
Ngày 11/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2022.
Theo đó, chứng từ kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:
STT |
Tên chứng từ |
Ký hiệu |
I |
Các chứng từ quy định tại Thông tư này |
|
1 |
Phiếu thu |
Mẫu số 01-TT |
2 |
Phiếu chi |
Mẫu số 02-TT |
3 |
Phiếu nhập kho |
Mẫu số 03-TT |
4 |
Phiếu xuất kho |
Mẫu số 04-TT |
5 |
Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động |
Mẫu số 05-LĐTL |
II |
Các chứng từ quy định theo pháp luật khác |
|
1 |
Hóa đơn |
|
2 |
Giấy nộp tiền vào NSNN |
|
3 |
Giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng |
|
4 |
Ủy nhiệm chi |
Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
Tham khảo: Danh Mục Chứng Từ Kế Toán Cho Hộ Kinh Doanh, Cá Nhân Kinh Doanh
3. Một số lưu ý khi lập chứng từ kế toán cho các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh
Khi lập chứng từ kế toán cho các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, có một số các lưu ý quan trọng sau đây:
- Đầy đủ, kịp thời và chính xác: Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Sự chính xác trong ghi chép sẽ giúp tránh phát sinh các sai sót hoặc tranh chấp sau này.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
- Lưu trữ chứng từ gốc (như hóa đơn, biên nhận): Các chứng từ cần phải lưu trữ cẩn thận để có thể giải trình với các cơ quan chức năng khi cần thiết, tránh các thiếu sót khi được hỏi đến
- Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo rằng các chứng từ kế toán được lập theo các quy định pháp luật hiện hành. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định về thuế và kế toán được áp dụng cho hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Như vậy, bài viết trên đây Kế toán Lê Ánh đã chia sẻ cho các bạn Quy định về chứng từ Kế toán cho Hộ kinh doanh theo thông tư 88/2021/TT-BTC
Để hiểu rõ và chuyên sâu hơn về các công việc kế toán trong hộ kinh doanh cá thể và học kế toán cùng chuyên gia là những kế toán trưởng nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể tham gia khóa học Kế toán Hộ kinh doanh cá thể tại trung tâm Lê Ánh.
Tham khảo: Khóa học Kế toán hộ kinh doanh cá thể
Trong bài viết này, Kế Toán Lê Ánh đã giới thiệu về các loại thuế hộ kinh doanh cần phải nộp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan và rõ ràng về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam.
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM