Hướng dẫn hạch toán hàng hóa khuyến mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Hàng khuyến mại được hạch toán như thế nào? Cách hạch toán hàng hóa khuyến mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC được quy định trong từng trường hợp cụ thể. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách hạch toán hàng khuyến mại theo thông tư 200/TT-BTC.

hach-toan-hang-hoa-khuyen-mai

Bài viết liên quan03 bước đăng ký chương trình khuyến mại

Trường hợp 1: Khuyến mại không kèm điều kiện mua hàng

Trong trường hợp này, người mua hàng sẽ được nhận hàng khuyến mại của công ty mà không phải kèm theo bất kỳ điều kiện mua hàng nào.

Ví dụ: Công ty tặng hàng khuyến mại để khách hàng dùng thử.

1. Quy định về hạch toán hàng khuyến mại không kèm điều kiện mua hàng:

Theo Quy định tại điều 91, khoản 3, điểm g của Thông tư 200/2014/TT-BTC:

“g) Đối với sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mại, quảng cáo

– Đối với hàng hóa mua vào hoặc sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra dùng để khuyến mại, quảng cáo:

+ Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)

Có các TK 155, 156.”

Như vậy, đối với trường hợp khuyến mại không yêu cầu mua hàng, doanh nghiệp sẽ:

  • Không ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại
  • Toàn bộ giá vốn hàng khuyến mại sẽ được ghi nhận vào chi phí bán hàng trong kỳ.

2. Hạch toán hàng khuyến mại không kèm điều kiện mua hàng

  • Khi xuất hàng khuyến mại từ kho, kế toán hạch toán:

      Nợ TK 641

      Có TK 155, 156

  • Khi mua hàng dùng cho khuyến mại hoặc phát sinh chi phí dịch vụ khuyến mại, kế toán hạch toán:

       Nợ TK 641

       Có TK 111, 112

Xem thêm: Kinh nghiệm học làm kế toán bán hàng

Trường hợp 2: Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng

1. Quy định về hạch toán doanh thu hàng khuyến mại kèm điều kiện mua hàng

Điều 79, khoản 1 điểm 1.6, mục 1.6.3 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“1.6.3. Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).”

2. Quy định về hạch toán chi phí giá vốn hàng khuyến mại kèm điều kiện mua hàng

Tại Điều 91 khoản 3 điểm g Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau

“ Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ: mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phản ánh giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).”

Như vậy, cách hạch toán trong trường hợp doanh nghiệp khuyến mại hàng hóa kèm điều kiện mua hàng tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Doanh thu bán hàng sẽ phải được phân bổ cả cho hàng khuyến mại, tức phải ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại
  • Chi phí sản xuất, giá vốn của hàng khuyến mại được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ

3. Hạch toán hàng khuyến mại kèm điều kiện mua hàng:

  • Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán hạch toán giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán:

    Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)

               Có TK 155, 156, 157

  • Kế toán hạch toán doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo:

          Nợ các TK 111, 112, 131…

          Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

          Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

Ví dụ: Doanh nghiệp có chương trình khuyến mại cho khách hàng như sau:

Khách hàng sẽ được khuyến mại áo sơ mi khi mua áo vest.

Trong đó, áo sơ mi có giá bán 400k, áo vest có giá bán 4tr.

Giá vốn của áo sơ mi là 200k, áo vest là 2tr.

Kế toán hạch toán hàng khuyến mại như sau:

  • Khi xuất áo vest và hàng khuyến mại (áo sơ mi) , kế toán hạch toán doanh thu:

Ghi nhận doanh thu bán áo vest:

Nợ TK 111,112,131: 4.18 tr

       Có TK 511: 3.8 tr

       Có 3331: 0.38 tr

Ghi nhận doanh thu bán áo sơ mi:

Nợ TK 111,112,131: 0.22 tr

        Có TK 511: 0.2 tr

        Có 3331: 0.02 tr

  • Kết chuyển giá vốn của áo sơ mi và áo vest ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán trong kỳ

         Có 156: Giá xuất kho của áo sơ mi và áo vest

Trường hợp 3: Doanh nghiệp là nhà phân phối

Doanh nghiệp hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần:

  • Theo dõi chi tiết số lượng hàng khuyến mại trong hệ thống quản trị nội bộ của doanh nghiệp và thuyết minh số liệu này trên bản thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Kết thúc chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại không sử dụng hết, kế toán hạch toán giá trị hàng khuyến mại không sử dụng hết vào thu nhập khác của doanh nghiệp:

    Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)

          Có TK 711 - Thu nhập khác.

Trên đây là hướng dẫn hạch toán hàng khuyến mại theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính. Các bạn đang tìm hiểu về hàng hóa khuyến mại có thể tham khảo thêm

Bài viết liên quan: Các Quy định về Thuế của hàng hóa khuyến mại

Các bạn có thể tìm hiểu cách làm thực tế rõ ràng, chi tiết hơn trên bộ chứng từ sống tại Khóa học kế toán tổng hợp thực hành hoặc khóa học Kế toán Thuế chuyên sâu tại Kế toán Lê Ánh.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu nâng cao nghiệm vụ cho người có ít kinh nghiệm, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.