Mẫu Giấy Ủy Quyền Và Hướng Dẫn Cách Ghi Mới Nhất

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi TS. Lê Thị Ánh (CEO Trung tâm Lê Ánh) - Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.

Giấy ủy quyền là văn bản quan trọng giúp cá nhân hoặc tổ chức trao quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện công việc theo quy định. Dù là làm thủ tục hành chính, ký hợp đồng hay xử lý công việc cá nhân, giấy ủy quyền cần được soạn thảo đúng chuẩn để đảm bảo tính pháp lý.

Bài viết sau Kế toán Lê Ánh chia sẻ đến bạn đọc các mẫu giấy ủy quyền mới nhất và hướng dẫn chi tiết cách ghi đầy đủ, chính xác, giúp bạn sử dụng dễ dàng trong thực tế.

I. Giấy Ủy Quyền Là Gì?

1. Ủy quyền là gì?

Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu cá nhân cơ bản khác nên ngày càng có nhiều giao dịch. Tuy nhiên, các cá nhân và tổ chức đôi lúc không thể tự mình thực hiện các giao dịch này. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia giao dịch, quan hệ ủy quyền ra đời.

Ủy quyền được hiểu một cách đơn giản là việc người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc giao dịch nhất định nhưng không có khả năng thực hiện công việc hoặc giao dịch đó nên chuyển giao quyền này cho người khác thực hiện thay mình.

Việc chuyển giao quyền này không phải làm mất quyền lợi và thời gian chuyển giao tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên, thường là cho đến khi hoàn thành công việc hoặc giao dịch.

2. Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một văn bản trong đó một cá nhân hoặc tổ chức giao quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức khác thay mặt mình thực hiện công việc nhất định. Việc ủy quyền này giúp đảm bảo các giao dịch, thủ tục hành chính hoặc công việc cá nhân vẫn được thực hiện ngay cả khi người có thẩm quyền không thể trực tiếp tham gia.

Khi nào cần sử dụng giấy ủy quyền? Trong thực tế, giấy ủy quyền được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:

- Làm thủ tục hành chính: Nhận hộ chiếu, làm giấy khai sinh, nộp hồ sơ thuế...

- Giao dịch tài chính: Ủy quyền rút tiền, vay vốn, nhận trợ cấp, lương hưu...

- Ký kết hợp đồng: Khi giám đốc, chủ doanh nghiệp không thể trực tiếp ký hợp đồng.

- Đại diện pháp lý: Ủy quyền tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại...

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng giấy ủy quyền. Một số công việc quan trọng như lập di chúc, đăng ký kết hôn hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải do chính chủ thực hiện mà không được ủy quyền. Vì vậy, trước khi lập giấy ủy quyền, cần kiểm tra xem công việc đó có được phép ủy quyền hay không.

»» Tìm hiểu ngay: Khóa học kế toán online - Tương tác trực tiếp cùng giảng viên kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm 

II. Phân Biệt Giữa Giấy Ủy Quyền Và Hợp Đồng Ủy Quyền

Mặc dù giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là hình thức giao quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình, nhưng về bản chất pháp lý, hai loại văn bản này có sự khác biệt rõ ràng.

1. Giấy Ủy Quyền

- Là hành vi pháp lý đơn phương: Tức là chỉ có bên ủy quyền lập giấy và giao quyền cho bên nhận ủy quyền, không yêu cầu sự đồng ý của bên kia.

- Thường được sử dụng trong nội bộ tổ chức: Ví dụ, giám đốc ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng, trưởng phòng ủy quyền cho nhân viên xử lý hồ sơ.

- Không bắt buộc công chứng, chứng thực: Trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Giám đốc công ty ủy quyền cho kế toán trưởng ký hồ sơ tài chính thay mình.

2. Hợp Đồng Ủy Quyền

- Là sự thỏa thuận giữa các bên: Cả bên ủy quyền và bên được ủy quyền đều phải đồng ý về nội dung, phạm vi công việc.

- Có giá trị ràng buộc về pháp lý: Nếu một bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra tòa.

- Thường được sử dụng trong giao dịch dân sự, kinh doanh: Ví dụ, thuê luật sư đại diện trước tòa, ủy quyền mua bán tài sản.

- Có thể cần công chứng: Một số hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, tài sản giá trị lớn phải được công chứng, chứng thực.

Ví dụ: Người bán ký hợp đồng ủy quyền cho người khác thay mình làm thủ tục mua bán nhà đất.

III. Các Trường Hợp Không Được Ủy Quyền

Dù giấy ủy quyền có thể giúp giải quyết nhiều công việc thay mặt người ủy quyền, nhưng theo quy định pháp luật, có một số trường hợp bắt buộc người có liên quan phải tự thực hiện, không được ủy quyền cho người khác. Dưới đây là những công việc không thể ủy quyền:

✅ Đăng ký kết hôn: Kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với từng cá nhân, yêu cầu sự có mặt trực tiếp của hai bên tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

✅ Ly hôn: Việc ly hôn liên quan đến quan hệ hôn nhân, quyền lợi của hai bên và con cái, nên người có yêu cầu ly hôn phải trực tiếp tham gia tố tụng.

✅ Công chứng di chúc: Người lập di chúc phải đích thân thể hiện ý chí của mình trước công chứng viên để tránh tranh chấp về sau.

✅ Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Phiếu này chứa thông tin về án tích của cá nhân, nên pháp luật quy định chỉ người có liên quan mới được trực tiếp yêu cầu cấp.

✅ Đăng ký nhận cha, mẹ, con: Đây là quan hệ nhân thân, cần có sự xác nhận trực tiếp của người có liên quan, không thể ủy quyền.

✅ Gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức tín dụng: Do tiền gửi tiết kiệm là tài sản cá nhân, chủ tài khoản phải trực tiếp thực hiện giao dịch.

Lưu ý: Với một số thủ tục như ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm, người ủy quyền có thể làm giấy ủy quyền theo quy định, nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu pháp lý cụ thể của từng cơ quan liên quan.

giay-uy-quyen

IV. Mẫu Giấy Ủy Quyền

Dưới đây là những mẫu giấy ủy quyền cơ bản gồm đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Mời các bạn tham khảo.

1. Mẫu giấy ủy quyền cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------- o0o -----------------

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:....................................................................................................................................

Địa chỉ:...................................................................................................................................

Số CMND: ..............................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:..................................

Quốc tịch:................................................................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: 

Họ tên:..................................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Số CMND: .................................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:...............................

Quốc tịch:............................................................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

2. Mẫu giấy ủy quyền công ty

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

GIẤY UỶ QUYỀN

- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005

- Căn cứ Luật doanh nghiệp 2005;

- Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty .......................................................................;

- Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của ........................... Công ty ..................................;

- Căn cứ Quyết định số ...... ngày ..../.../.../.... của Tổng Giám đốc Công ty ............. về việc phân công, ủy quyền cho.........................................

NGƯỜI UỶ QUYỀN:

Ông/Bà: .........................................

Chức vụ: Giám đốc Công ty

Số CMND: 123456789 do Công an thành phố X cấp ngày

Địa chỉ: .........................................

NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:

Ông Bà: .........................................

Chức vụ: Phó Giám đốc Công ty

Số CMND : 123456789 do Công an thành phố X cấp ngày .........................................

Địa chỉ: .........................................

Bằng giấy ủy quyền này Người nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:

1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của công ty.

2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ.........................................

3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ........... cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.

4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh ............, kinh doanh dịch vụ.

5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ..........Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ........... được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.

6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty......theo quy định của quy chế.

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế ..... bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.

Nơi nhận

 

 

GIÁM ĐỐC

 

NGUYỄN VĂN A

LINK DOWNLOAD: Mẫu giấy ủy quyền mới nhất

3. Một số mẫu giấy ủy quyền thông dụng

- Mẫu giấy ủy quyền viết tay.

- Mẫu giấy ủy quyền cho người thân.

- Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân.

- Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân.

- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc.

- Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền.

- Mẫu giấy ủy quyền đất đai.

V. Hướng Dẫn Cách Viết Giấy Ủy Quyền

Để giấy ủy quyền có hiệu lực và tránh những tranh chấp không đáng có, khi soạn thảo cần tuân theo đúng cấu trúc và ghi đầy đủ các nội dung quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ghi giấy ủy quyền đúng chuẩn.

📝 Bước 1: Ghi rõ thông tin cá nhân của bên ủy quyền và bên được ủy quyền

- Bên ủy quyền: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú.

- Bên được ủy quyền: Họ và tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, mối quan hệ với bên ủy quyền.

Nếu một trong hai bên là tổ chức hoặc doanh nghiệp, cần ghi rõ tên công ty, mã số thuế, người đại diện pháp luật.

📝Bước 2: Xác định rõ nội dung và phạm vi công việc được ủy quyền

Mô tả chi tiết công việc được ủy quyền, tránh ghi chung chung như “giải quyết công việc”, thay vào đó cần ghi cụ thể:

✅ Ủy quyền thay mặt đi nộp hồ sơ, nhận giấy tờ tại cơ quan nhà nước.

✅ Ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch tài chính.

✅ Ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán, nhận hàng hóa…

Cần ghi rõ phạm vi công việc để tránh trường hợp bên được ủy quyền lạm dụng quyền hạn.

📝 Bước 3: Quy định thời hạn ủy quyền cụ thể

- Xác định rõ giấy ủy quyền có hiệu lực từ ngày nào đến ngày nào.

- Nếu là ủy quyền theo công việc, có thể ghi đến khi hoàn thành công việc.

- Nếu không có thời hạn cụ thể, theo quy định pháp luật, giấy ủy quyền sẽ có hiệu lực cho đến khi bên ủy quyền đơn phương chấm dứt.

- Nên ghi thời gian cụ thể để tránh phát sinh rủi ro khi giấy ủy quyền bị lạm dụng sau này.

📝 Bước 4: Ký và ghi rõ họ tên của các bên tham gia

- Cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đều phải ký, ghi rõ họ tên.

- Nếu cần thiết, có thể công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tăng tính pháp lý.

- Với những giấy ủy quyền có giá trị lớn hoặc liên quan đến tài sản, việc công chứng là cần thiết để đảm bảo hiệu lực pháp lý.

Xem thêm:

VI. Lưu Ý Khi Sử Dụng Giấy Ủy Quyền

Việc sử dụng giấy ủy quyền cần tuân thủ một số quy định để đảm bảo hiệu lực pháp lý và tránh rủi ro không đáng có. Dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý:

1. Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch hợp lệ

- Nếu giấy ủy quyền được lập bằng tiếng nước ngoài, cần kèm theo bản dịch tiếng Việt.

- Bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị pháp lý.

- Nếu giấy ủy quyền không có bản dịch tiếng Việt hợp lệ, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị liên quan có thể từ chối tiếp nhận.

2. Người được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung cam kết

- Người được ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi đã ghi trong giấy ủy quyền.

- Nếu người được ủy quyền thực hiện sai nội dung hoặc lạm dụng quyền hạn, có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

Hệ quả pháp lý khi vi phạm:

✔ Nếu gây thiệt hại, bên được ủy quyền phải bồi thường cho bên ủy quyền.

✔ Nếu vi phạm quy định nghiêm trọng, có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Như vậy trên đây Kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn mẫu giấy ủy quyền và hướng dẫn cách ghi chuẩn nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn

Xem thêm: 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế cơ bản, khóa học kế toán thuế chuyên sâukhóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM