Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Hợp đồng khoán việc là gì? Có cần phải ký kết hợp đồng khoán việc hay không? Nếu không thì sao? Nội dung của hợp đồng khoán việc gồm có những gì? Để trả lời cho những câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cách viết hợp đồng khoán việc như thế nào? Mẫu hợp đồng khoán việc sẽ được Kế Toán Lê Ánh chia sẻ với bạn đọc trong bài viết dưới đây.

hợp đồng khoán việc

»» Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động mới nhất

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán) được biết đến là một loại văn bản thể hiện sự thỏa giữa hai bên giao khoán và nhận khoán về nội dung, khối lượng công việc, thời gian hoàn thành, mức lương, lợi ích nhận được từ việc nhận việc giao.

2. Đặc điểm hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc chỉ mang tính chất thời vụ, không ổn định lâu dài, không thường xuyên. Đây là đặc điểm lớn nhất, rõ nhất để phân biệt hợp đồng khoán việc với các loại hợp đồng lao động khác.

Khi người lao động thực hiện xong công việc được giao thì mới được nhận thù lao. Thông thường bên giao khoán sẽ không cung cấp bất cứ điều gì về tài liệu, vật chất, công cụ, kỹ thuật để thực hiện công việc mà chủ yếu là bên nhận giao khoán phải tự chuẩn bị. B

ên được giao khoán chủ yếu là một nhóm người có trình độ, chuyên môn nhất định, có thể thực hiện được công việc được giao. Hợp đồng khoán việc không có quy định cụ thể trong các VBQPPL, vì vậy hợp đồng chỉ cần tuân theo những quy định chung về nội dung và hình thức của hợp đồng lao động, không làm trái với quy định pháp luật là được.

3. Đối tượng của hợp đồng khoán việc là gì?

Đối tượng của hợp đồng khoán việc gồm có người giao khoán và người nhận khoán. Người lao động với vai trò là người nhận khoán có nhiệm vụ tự sắm sửa các trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) hoặc là cả chi phí nguyên vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) và kết hợp với việc sử dụng sức lao động để hoàn thành công việc được giao.

Còn người giao khoán trong hợp đồng là người sẽ đưa ra các nội dung như công việc cụ thể, khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành, thù lao và lợi ích của công việc cho người nhận khoán.

4. Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào?

Hiện nay có hai loại hợp đồng khoán việc cơ bản đó là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần.

- Hợp đồng khoán việc toàn bộ nghĩa là loại hợp đồng mà trong đó bên giao khoán sẽ trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, gồm có chi phí vật chất và chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thành công việc. Khoản tiền mà người giao khoán trả cho người nhận khoán sẽ gồm có chi phí vật chất, chi phí lao động và lợi nhuận nhận được từ việc nhận khoán.

- Hợp đồng khoán việc từng phần nghĩa là loại hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự chuẩn bị tất cả các loại công cụ, thiết bị lao động. Người giao khoán sẽ trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động cho người nhận khoán.

5. Những quy định về hợp đồng khoán việc

- Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH):

+ Theo quy định tại luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, cho nên, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì đôi bên không cần phải tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp đang chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh việc đóng BHYT. BHXH, vì vậy người lao động cần phải chú ý, xem xét cẩn thận tính chất công việc để đưa ra quyết định ký kết hợp đồng phù hợp, tránh việc ký sai hợp đồng, dẫn đến việc bị xử phạt hành chính.

- Khai thuế, nộp thuế:

+ Theo luật quy định thì cá nhân thực hiện giao kết hợp đồng khoán việc có trách nhiệm phải nộp thuế TNCN đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó.

+ DN giao khóa có trách nhiệm phải khấu trừ thuế TNCN của người nhận khoán và phải cung cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người nhận khoán này. Trừ trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho DN quyết toán thuế thì DN không cần phải cung cấp chứng từ khấu trừ cho cá nhân.

6. Nội dung hợp đồng giao khoán công việc

Trong một hợp đồng giao khoán hoàn chỉnh thường sẽ có đầy đủ những nội dung sau:

Thông tin của hai bên giao khoán và bên nhận khoán, nội dung và tiến độ công việc, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán, thù lao và tiến độ thanh toán thù lao, các điều khoản chung, chữ ký của đôi bên.

7. Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất

Dưới đây là mấu hợp đồng khoán việc các bạn có thể xem và tải về để phục vụ công việc của mình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----***-----  

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

(Số:……./HĐKV)

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
  • Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20….. Chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN THUÊ):

CÔNG TY                    :......................................................

Địa chỉ                       :

Điện thoại                  :                                               Fax:

Đăng ký kinh doanh    :

Mã số thuế                 :

Tài khoản ngân hàng   : …………………..tại Ngân hàng…………

Đại diện                      : Ông/Bà:                                            

Chức vụ                      :

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Ông/bà                       :

Sinh ngày                   :

Địa chỉ                        :

CMND số                    :                          

Nơi cấp                       :

Tài khoản ngân hàng: ……………………..tại Ngân hàng…………

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc

………………………………………………………………………………………………………

 …………………………………………………………………………………...…………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Tiến độ thực hiện công việc

 ……………………………………………………………………………………………………...

 …………………………………………………………………...…………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao

3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:........................... VNĐ. (Bằng chữ:....................................);

3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:................................. VNĐ;

3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

4.1. Nghiên cứu kỹ các thông tin dự án do Bên B cung cấp để quyết định cùng tham gia thực hiện;

4.2. Làm việc trực tiếp với chủ dự án và các cơ quan chủ quản của chủ dự án;

4.3. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên B cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất;

4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

5.1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

5.2. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

5.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

5.5. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

5.6. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

5.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;

6.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết ;

6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu ;

6.4. Hợp đồng này gồm  trang  Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ  bản.

BÊN A

(ký, ghi rõ họ tên)

BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên)

Bạn có thể tải mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất TẠI ĐÂY

Mẫu hợp đồng khoán việc theo Thông tư 200

Mẫu hợp đồng khoán việc theo Thông tư 200

Mẫu hợp đồng khoán việc theo Thông tư 133

Hợp đồng giao khoán công việc theo Thông tư 133

Mẫu hợp đồng khoán việc theo Thông tư 107

Hợp đồng giao khoán công việc theo Thông tư 107

8. Những lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc

- Những trường hợp được ký kết hợp đồng khoán việc: Thường thì sẽ căn cứ vào bản chất của công việc, những loại công việc không thường xuyên, không ổn định lâu dài hay chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định thì sẽ ký hợp đồng khoán việc.

- Những loại công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định lâu dài thì sẽ ký các loại hợp đồng khác ví dụ như hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng mùa vụ.

- Những cá nhân tham gia ký kết hợp đồng khoán việc cũng phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

- Những cá nhân tham gia ký kết hợp đồng khoán việc không bắt buộc tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

9. Giải đáp một số vấn đề về hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc có phải đóng thuế TNCN

- Theo luật thuế thu nhập cá nhân quy định thì tiền lương, thù lao của các cá nhân nhận được từ hợp đồng khoán việc cũng được xếp vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế TNCN.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?

- Căn cứ vào luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động tham gia ký kết hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?

- Hợp đồng khoán việc có thể ký nhiều lần trong năm với điều kiện thời hạn khoán việc phải dưới 12 tháng và đối tượng giao khoán không được trùng nhau. Tức là nếu công việc đó có thời hạn hoàn thành trên 12 tháng thì phải ký kết hợp đồng khác không được phân chia thành các đợt nhỏ để ký kết, nếu làm như vậy sẽ bị phạm luật và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trên đây là mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất do Kế toán Lê Ánh xây dựng, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn đọc.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM