Quy định về trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi

Quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên khắp các diễn đàn Kế Toán. Đâu là căn cứ trích lập dự phòng, cơ quan thuế liệu có chấp nhận các mức dự phòng do doanh nghiệp lập hay không. Bài viết sau đây, Kế toán thực hành Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về Quy  định về  trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,nợ phải thu khó đòi.

no-kho-doi

>>>Xem thêm: Báo cáo tình hình sử dụng lao động mẫu 07

I: Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?

Hiện nay, các khoản trích lập chi phí dự phòng của doanh nghiệp vẫn được cơ quan thuế chấp nhận nếu các khoản trích lập đó không vượt quá Mức quy định của Bộ Tài Chính.

Căn cứ theo Chế độ kế toán( Thông tư 200/2014/Tt-BTC) thì dự thì dự phòng phải thu khó đòi được hiểu là "khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi".

Còn tại  khoản 3, Điều 2 Thông tư 228/2009/TT-BTC, thì "Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán".

Như vậy, chúng ta có thể thấy cả Chế độ kế toán cũng như Luật thuế đều thống nhất khái niệm là dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự phòng nợ khó hoặc không có khả năng thu hồi, thanh toán.

II: Những điều kiện, căn cứ để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cần những điều kiện và phương pháp dưới đây

1. Những điều kiện, căn cứ để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi như sau:

-  Khoản nợ được xác định là các khoản phải thu khó đòi phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của bên nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Theo đói, các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

Căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi là: 

+ Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn phải  thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế giữa hai bên, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết vay nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết

2. Phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Khi có bằng chứng tin cậy về tổn thất nợ phải thu, kế toán tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi, cụ thể:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm trích lập 30% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm trích lập 50% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu  khó đòi quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Trích lập 70% giá trị

+  Đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên được trích lâp 100% giá trị.

Quy định về trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi

Trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi

- Doanh nghiệp được dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng trong trường hợp với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết…

- Sau khi tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi của mình, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết. Lấy đó, làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp mình. ke toan tong hop

Xem thêm: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

3. Hạch toán kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

lam-ke-toan

Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được kế toán thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính:

a) Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 

    Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

b) Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

  Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi: 

Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642  (phần được tính vào chi phí)

   Có TK 131, 138, 128, 244...

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được doanh nghiệp xử lý xoá nợ, nếu sau đó doanh nghiệp lại thu hồi được nợ, kế toán sẽ căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

  Có TK 711 - Thu nhập khác

đ) Còn Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, thì  tuỳ từng trường hợp thực tế,  kế toán ghi nhận như sau:

- Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

    Có các TK 131, 138,128, 244...

- Đối với Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã được lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

    Có các TK 131, 138,128, 244...

e) Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

  Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Trên đây là những quy định về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mới nhất. Bài viết được các kế toán trưởng giảng dạy tại lớp học kế toán tổng hợp thực hành tổng hợp và biên soạn. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan Quy định về trích lập quỹ dự phòng tiền lương

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu thực tế được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Từ khóa liên quan: dự phòng phải thu khó đòi, quy định về trích lập dự phòng, hạch toán chi phí dự phòng, dự phòng phải thu khó đòi, nguyên tắc trích lập dự phòng, kế toán lê ánh..