Xử lý chi phí mua phần mềm của các Công ty nước ngoài qua mạng

Để tăng khả năng cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp trong nước mua phần mềm của Các Công ty nước ngoài  qua mạng.

Chi phí đó có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách xử lý chi phí mua phần mềm của các Công ty nước ngoài.

khong-phai-ke-khai-tinh-nop-thue-gia-tri-gia-tang

>>> Xem thêm: Xử lý chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên

1. Quy định về thuế GTGT đối với chi phí mua phần mềm nước ngoài

  • Quy định liên quan:

+ Khoản 21, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

+ Khoản 10, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC  về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

"2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
        Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

  • Nội dung:

+ Phần mềm và các dịch vụ phần mềm (bản quyền…) Không chịu thuế GTGT

+ Do đó, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn mua phần mềm của các Công ty nước ngoài

2. Quy định về thuế TNDN đối với chi phí mua phần mềm nước ngoài

  • Quy định liên quan:

+ Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC

  • Nội dung:

+ Để chi phí mua phần mềm nước ngoài nước ngoài được tính là chi phí hợp lý, cần: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

. Hợp đồng mua bán

. Hóa đơn ghi rõ tên, địa chỉ, MST của công ty

. Chứng từ thanh toán (nếu hóa đơn từ 20 triệu trở lên có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng)

Lưu ý: Nếu phần mềm mua của nước ngoài qua mạng nhưng thanh toán bằng thẻ cá nhân của nhân viên thì chi phí mua phần mềm này không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

3. Quy định về thuế Nhà thầu đối với chi phí mua phần mềm nước ngoài
 

cach-tinh-doanh-thu-thue

Theo Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:
 
+ Tại khoản 1 Điều 1 quy định về đối tượng áp dụng:

“1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.”
 
+ Tại khoản 3 Điều 7 quy định về thuế TNDN:

“3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, ”Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

 
+ Tại khoản 2 Điều 13 quy định tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:
“Thu nhập từ bản quyền: 10%”

4. Hồ sơ cần có khi mua phần mềm nước ngoài

- Hợp đồng mua bán tự học xuất nhập khẩu

- Hóa đơn mang tên, địa chỉ, MST công ty (Nếu chi phí phát sinh tại nước ngoài phải có hóa đơn theo quy định của nước sở tại)

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của Công ty cho DN nước ngoài.

- Tờ khai và Chứng từ khai nộp thuế nhà thầu 

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán từ cơ bản đến chuyên sâu và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)