Xử lý hàng bán bị trả lại theo quy định mới nhất

Xử lý hàng bán bị trả lại như thế nào cho đúng? Bài viết này, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn chi tiết cách xử lý hàng bán bị trả lại theo quy định mới nhất.  

hach-toan-hang-ban-bi-tra-lai

>>> Xem thêm: Điều kiện để hưởng ưu đãi thuế GTGT 0% của dịch vụ vận tải quốc tế và dịch vụ ngành hàng không, hàng hải

Hàng bán bị trả lại là hàng đã bán, được xác định là đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Với trường hợp này, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn cách xử lý như sau:

I. Trường hợp 1: Người mua là công ty, tổ chức

1. Xử lý về hóa đơn đối với hàng bán bị trả lại:

Theo quy định tại điểm 2.8 Phụ lục 4 - Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa - dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:

  • Khi bán hàng: Người bán đã xuất hóa đơn bán hàng, người mua đã nhận hàng. Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại nên đã trả lại một phần hoặc toàn bộ số hàng mua.
  • Khi trả lại hàng cho người bán: người mua phải lập hóa đơn trả lại hàng. Nội dung ghi trên hóa đơn phải ghi rõ lý do trả lại hàng mua.

Ví dụ hàng bán bị trả lại:

Ngày 23/08/2017, Kế toán Lê Ánh ký hợp đồng bán hàng cho công ty Hasitex và đã giao hàng và xuất hóa đơn giao cho công ty Hasitex như sau:

 Đến ngày 26/08/2017, Công ty Hasitex phát hiện ra hàng bị lỗi kém chất lượng và muốn trả lại hàng.

Khi trả lại hàng công ty Hasitex (Bên mua) sẽ xuất hóa đơn trả lại hàng như sau: học nghiệp vụ kế toán

 HANG BAN BI TRA LAI

Mẫu hóa đơn trả lại hàng

 2. Xử lý cách kê khai thuế GTGT của hàng bán bị trả lại:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 5839/CT-TTHT ngày 20/02/2017 của Cục Thuế Hà Nội về hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh hàng mua bị trả lại:

Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn giao cho bên mua, sau đó bên mua trả lại hàng, đã lập hóa đơn trả hàng theo quy định thì các bên kê khai điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng như sau:

  • Đối với bên bán: thực hiện kê khai giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II - Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT. Nếu là hàng hóa chịu thuế GTGT thì điều chỉnh giảm doanh số tại chỉ tiêu (32), giảm thuế GTGT tại chỉ tiêu (33).
  • Đối với bên mua: thực hiện điều chỉnh giảm doanh số mua tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại chỉ tiêu (24) và (25).

Kế Toán Lê Ánh lưu ý thêm:

- Hiện nay, Tổng cục Thuế không yêu cầu doanh nghiệp phải làm và nộp phụ lục mua vào bán ra nên tại công văn số 5839/CT-TTHT, Cục thuế TP Hà Nội đang hướng dẫn các bạn điều chỉnh trực tiếp trên tờ khai thuế 01/GTGT.

- Còn nếu doanh nghiệp của các bạn vẫn thực hiện làm phụ lục mua vào, bán ra để lấy số liệu lên tờ khai thì các bạn thực hiện kê vào bảng kê mua vào, bán ra này như sau:

+ Bên bán: Kê âm vào bảng kê bán ra

+ Bên mua: Kê âm vào bảng kê mua vào

- Trước đó, Ngày 23/11/2015, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn 4943/TCT-KK hướng dẫn về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Khi người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng và hai bên đã kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hoặc toàn bộ, điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hoặc lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định.

Căn cứ hóa đơn trả lại hoặc hóa đơn điều chỉnh thì tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn điều chỉnh:

+ Bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra.

+ Bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào.

3. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại:

3.1. Bên bán hạch toán hàng bán bị trả lại:

Nếu Doanh nghiệp thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

- Khi nhận hóa đơn trả lại hàng:

Nợ 5212: giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ 3331: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại

Có 131/111/112: Số tiền phải trả lại cho bên mua

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu:

Nợ 511

Có 5212

Nếu DN thực hiện theo chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ 511: giá trị hàng bán bị trả lại

Nợ 3331: Thuế GTGT của số hàng bị trả lại

Có 131/111/112: Số tiền phải trả lại cho bên mua

(Thông tư 133 không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu như thông tư 200)

3.2. Bên mua hạch toán hàng trả lại:

Nợ 111/112/131: số tiền nhận lại

Có 156/152/211.... giá trị hàng trả lại

Có 133: Thuế GTGT  của hàng trả lại

(Cả thông tư 200 và TT 133 đều hạch toán như trên - khi mua ghi tăng cái gì thì khi trả lại ghi giảm cái đó)

II. Trường hợp người mua là cá nhân: (không có hóa đơn)

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa Công ty áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 về hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), cụ thể:

+ Đối với trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

Khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

+ Đối với trường hợp trả lại một phần hàng hóa:

Sau khi lập biên bản thu hồi hóa đơn như trên và nhận số hàng bị trả lại, bên bán lập hóa đơn mới cho hàng hóa thực tế bên mua chấp nhận theo quy định.

- Trường hợp Công ty đã kê khai thuế của hóa đơn đầu ra, sau đó người mua trả lại toàn bộ hay một phần hàng và hóa đơn GTGT thì hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn của hàng hóa bị trả lại, lưu giữ hóa đơn tại người bán. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do trả lại hàng hóa và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có). Căn cứ vào hóa đơn người bán trả lại, Công ty thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Trường hợp kê khai không đúng theo quy định, Công ty thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

(Theo Công văn số 84288/CT-HTr ngày 29/12/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế trả lời vướng mắc liên quan đến cách xử lý hóa đơn khi người mua trả lại hàng hóa)

Như vậy, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách xử lý hàng bán bị trả lại theo quy định mới nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết

Bài viết liên quan: Hướng dẫn xử lý hàng xuất khẩu bị trả lại

Cần sự tư vấn chuyên môn của bộ phận kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm, hiện là giảng viên giảng dạy lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Tp HCM và Hà Nội, các bạn hãy để lại comment tại bài viết này.

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn xử lý hàng bán bị trả lại thành công!