Đăng ký sửa đổi Chế độ kế toán theo thông tư 200

Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về việc sửa đổi chế độ kế toán. Bài viết này, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn chi tiết việc sửa đổi chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

 1. Sửa đổi chế độ kế toán đối với hệ thống tài khoản kế toán

bang-can-doi-ke-toan

 a) Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200 để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

 b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

 c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

Xem thêm: Tổng hợp những điểm lưu ý trong thông tư 200/2014/TT-BTC

2. Sửa đổi chế độ kế toán đối với Báo cáo tài chính

 a) Doanh nghiệp căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại phụ lục 2 Thông tư 200 để chi tiết hoá các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.

 b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

 3. Đối với chứng từ và sổ kế toán

tai-khoan-421

 a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo phụ lục số 3 Thông tư này hoặc được tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.Có thể thấy, Chế độ kế toán theo thông tư 200 có tính mở hơn rất nhiều so với quyết định 15/2016. Từ đó cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết kế các tài khoản kế toán, chứng từ và sổ kế toán phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất

Tham khảo ngay các khóa học kế toán tại HCM và Hà Nội của trung tâm kế toán Lê Ánh để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc. 

Bên cạnh khóa học kế toán, Trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn