Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về kết quả hoạt động cho nhà quản trị để theo dõi và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo mục đích phát triển.

>>> Xem thêm: Tính chất của Bảng cân đối kế toán
Nội dung của Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định chế độ kế toán hiện hành là một báo cáo tài chính các đơn vị kế toán bắt buộc phải lập.
Khi tài sản của đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng sẽ vận động, quá trình vận động này hướng theo mục đích của nhà quản trị đơn vị đó là bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên sau một thời kỳ hoạt động để có được những biện pháp điều chỉnh hoạt động của đơn vị thì thông tin về kết quả hoạt động là rất cần thiết. Đáp ứng yêu cầu này trong công tác kế toán có báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nhằm phản ánh về kết quả hoạt động của một đơn vị sau một thời kỳ.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập nên báo cáo này cũng cần phải dựa vào tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán:
KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ
Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của đơn vị cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động.
>>> Xem thêm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN theo Thông tư số 133
Nguồn số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu thời kỳ, nó thể hiện kết quả đạt được của một đơn vị sau một thời gian hoạt động nhất định, vì vậy nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu trong báo cáo này cũng phải có đặc tính tương tự.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nên cũng sử dụng nguồn số liệu kế toán chung là các sổ kế toán, tuy nhiên trong hệ thống sổ kế toán thể hiện kết quả hoạt động của đơn vị chỉ có nhóm tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí.
Trong các tài khoản kế toán này kế toán sử dụng số phát sinh của các tài khoản để lập cho các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo. Cụ thể trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp số phát sinh các tài khoản loại 5 đến loại 8 sẽ được sử dụng để lập cho báo cáo kết quả kinh doanh.
Hướng dẫn chi tiết cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 511 trong kỳ báo cáo.
– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ. học xuẩt nhập khẩu ở đâu tốt
– Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh Nợ chi tiết TK 521 trong kỳ báo cáo.
– Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Nợ TK 632 trong kỳ báo cáo.
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 515 trong kỳ báo cáo.
7. Chi phí tài chính (Mã số 22)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 635 trong kỳ báo cáo.
8. Chi phí lãi vay (Mã số 23)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay).
9. Chi phí bán hàng (Mã số 25)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 641 trong kỳ báo cáo.
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 642 trong kỳ báo cáo.
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26
12. Thu nhập khác (Mã số 31)
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 711 trong kỳ báo cáo.
– Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
13. Chi phí khác (Mã số 32)
– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 811 trong kỳ báo cáo.
– Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.
14. Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 8211 trong kỳ báo cáo và ghi bằng số âm.
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 8212 trong kỳ báo cáo và ghi bằng số âm.
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52)
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)
Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau
Tính chất của Báo cáo kết quả kinh doanh
Khác với Bảng cân đối kế toán luôn giữ được tính cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn ở bất kỳ thời điểm nào khi lập báo cáo, Báo cáo kết quả kinh doanh giữ được tính cân đối thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu. Kết quả hoạt động được xác lập bằng cách liên hệ giữa những chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của đơn vị.
Một tính chất nữa của Báo cáo kết quả kinh doanh đó là tính thời kỳ của các chỉ tiêu, mặc dù báo cáo được lập ở một thời điểm nhất định nhưng toàn bộ chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo thể hiện kết quả tích lũy sau một thời kỳ hoạt động, do vậy khi sử dụng báo cáo này cần chú ý đến tính chất này của báo cáo.
Trên đây, Kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn về nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh và hướng dẫn cách lập chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!
Các bạn quan tâm tới các vấn đề về sổ kế toán có thể xem thêm bài viết Nội dung và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Đánh giá: