Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Theo Quy Định Mới Nhất
Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm là kiến thức quan trọng mà kế toán cần nắm vững để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Vậy cụ thể hoạt động hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm là gì? Tại sao kế toán cần biết khi nào cần thực hiện hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm?
Cùng theo dõi Kế Toán Lê Ánh hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết:
- 1. Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Là Gì?
- 2. Các Tình Huống Phát Sinh Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm
- 3. Một Số Quy Định Quan Trọng Về Điều Chỉnh Giảm Doanh Thu
- 4. Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Theo Thông Tư 200
- 5. Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Theo Thông Tư 133
- 6. Bài Tập Hạch Toán Hoá Đơn Điều Chỉnh Chi Tiết Nhất
1. Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Là Gì?
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người mua và người bán đã khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì người mua và người bán phải lập biên lai điều chỉnh giảm hoặc tăng có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ lỗi. Riêng người bán sẽ lập hạch toán hóa đơn điều chỉnh.
2. Các Tình Huống Phát Sinh Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm
2.1 Khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết sai
Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,...
Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.
Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.
Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.
»»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
2.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại
Trong khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2019/TT-BTC đã quy định trường hợp doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh giảm khi số tiền chiết khấu lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thương mại kèm theo bảng kê khai các số hóa đơn, số tiền và số thuế cần phải điều chỉnh.
Tại Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ không được ghi dấu âm. Nhưng hiện tại, trong Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định hóa đơn điều chỉnh được phép sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm đúng với thực tế khi giá trị trên hóa đơn có sai sót.
2.3 Trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng
Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.
3. Một Số Quy Định Quan Trọng Về Điều Chỉnh Giảm Doanh Thu
Để biết một số quy định về điều chỉnh giảm doanh thu quan trọng, trong Khoản 1 Điều 81 Thông tư 200 của Bộ Tài chính có quy định:
- Đối với các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu hàng bán, hàng bán bị trả lại đồng thời với kỳ sản phẩm được tiêu thụ thì doanh thu bị giảm trong kỳ kế toán đang thực hiện.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa đã bán kỳ trước chuyển sang kỳ sau được chiết khấu thương mại, giảm giá, bị trả lại thì điều chỉnh hạch toán theo nguyên tắc sau:
- Nếu các khoản chiết khấu, giảm giá hoặc trả lại xảy ra trước khi báo cáo tài chính được phát hành, thì việc điều chỉnh phải được thực hiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trong báo cáo tài chính tại kỳ lập báo cáo trước đó.
- Nếu các khoản chiết khấu, giảm giá hoặc trả lại xảy ra sau khi báo cáo tài chính được phát hành, thì việc điều chỉnh phải được thực hiện sau ngày lập bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu trong báo cáo tài chính tại kỳ lập báo cáo sau đó.
4. Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Theo Thông Tư 200
4.1 Hạch toán bên bán
- Khi quyết toán thuế cần hạch toán điều chỉnh giảm giảm nếu viết sai, chỉnh lại giá công trình xây dựng, hàng bán bị trả lại hoặc chiết khấu thương mại ghi:
Nợ TK 521
Nợ TK 33311
Có TK 111, TK 112, TK 131
4.2 Hạch toán bên mua
- Khi còn hàng tồn thì ghi giảm giá hàng hóa:
Nợ TK 111, TK 112, TK 331
Có TK 156
Có TK 1331
- Khi hàng đã được bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 111, TK 112, TK 331
Có TK 632
Có TK 1331
- Khi hàng hóa đã được sản xuất hoặc kinh doanh thì ghi giảm chi phí:
Nợ TK 111, TK 112, TK 331
Có TK 154, TK 642
Có TK 1331
5. Hướng Dẫn Hạch Toán Hóa Đơn Điều Chỉnh Giảm Theo Thông Tư 133
Theo Thông tư 133 của Bộ Tài chính quy định kế toán hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm vào TK 511 – Tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Trong đó:
Bên Nợ
- Các khoản thuế phải nộp như bảo vệ môi trường, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng,...
- Ghi doanh thu thuần vào TK 911
Bên Có
- Gồm doanh thu kinh doanh hàng hóa, bất động sản và dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán nhất định
6. Bài Tập Hạch Toán Hoá Đơn Điều Chỉnh Chi Tiết Nhất
Ngày 01/10/2022, Doanh nghiệp A bán cho khách hàng một chiếc tủ lạnh với giá 14.500.000 đồng. Nhưng trên hóa đơn GTGT, kế toán ghi 15.000.000 khi khách hàng chưa trả tiền.
Đến ngày 04/10/2022, kế toán phát hiện hóa đơn GTGT đó bị viết sai giá tiền nên đã lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn GTGT được điều chỉnh giảm 500.000 đồng.
Biết doanh nghiệp A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán đã hạch toán như thế nào?
Bên bán
Nợ TK 131: 550.000
Có TK 511: 500.000
Có TK 33311: 50.000
Bên mua
Nợ TK 242: 500.000
Nợ TK 1331: 50.000
Có TK 331: 550.000
Tham khảo thêm:
- Cách Xuất Hóa Đơn Điện Tử Theo Quy Định Mới Nhất
- Mẫu Biên Bản Thu Hồi Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất
- Mẫu Biên Bản Điều Chỉnh Hóa Đơn Viết Sai
- Cách viết hóa đơn điện tử hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo
- Cách Viết Hóa Đơn Điện Tử Khách Hàng Không Lấy Hóa Đơn
- Hướng dẫn viết hóa đơn điện tử hàng bán bị trả lại
Bài viết trên đây đã đề cập chi tiết và chính xác về hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm theo quy định mới nhất. Hy vọng đã mang đến nhiều kiến thức quan trọng về hoạt động này bởi đây là nền tảng quan trọng để nhân viên kế toán thực hiện nhiệm vụ và làm việc tốt hơn.
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 84 8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.