Kế Toán Doanh Nghiệp Là Gì? Học Những Gì? Ra Làm Gì?

Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng kế toán doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty, tổ chức. Hãy cùng Kế Toán Lê Ánh tìm hiểu kế toán doanh nghiệp là gì? Những công việc và trách nhiệm của một kế toán doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

1.1. Khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp làm gì

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận đóng vai trò thu thập, sắp xếp, kiểm tra, phân tích và xử lý các thông tin tài chính... từ đó đề xuất và trình bày các kế hoạch tài chính trước hội đồng quản trị. Đồng thời cung cấp các thông tin kế toán có liên quan theo quy định của pháp luật.

1.2. Nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp

Kế toán là hoạt động diễn ra thường xuyên được thực hiện theo ngày, tháng, quý và theo năm. Bởi thế nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp chính là thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán hàng ngày theo đúng chuẩn mực kế toán.

Bên cạnh đó kế toán doanh nghiệp cần phải giám sát, kiểm tra và kiểm soát các khoản thu chi tài chính tại doanh nghiệp, các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, các vấn đề liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản doanh nghiệp. Mục đích là để theo dõi, phát hiện và năng chặn kịp thời nếu có tình trạng gian lận vi phạm pháp luật về hoạt động kế toán.

Từ những số liệu và thông tin thu thập, nắm bắt, kế toán doanh nghiệp sẽ tổng hợp, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những đề xuất, tham mưu về định hướng phát triển tài chính cho ban giám đốc.

1.3. Đối tượng của kế toán doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ về khái niệm kế toán doanh nghiệp là gì? chắc hẳn vấn đề mà bạn quan tâm tiếp đến sẽ là đối tượng của kế toán doanh nghiệp bao gồm những gì. Liên quan đến vấn đề đối tượng kế toán doanh nghiệp, luật kế toán 2015 ghi rõ tại Điều 8. Thực tế đối tượng kế toán doanh nghiệp bao gồm 2 loại đó là: tài sản và nguồn vốn.

- Tài sản

  • Tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
  • Tài sản lưu động.

- Nguồn vốn

  • Nguồn vốn chủ sở hữu.
  • Nợ phải trả – các khoản đi vay.

1.4. Những yêu cầu cơ bản trong hoạt động kế toán doanh nghiệp

Để hoạt động kế toán doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả và thuận lợi, các kế toán cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản sau:

- Phản ánh số liệu kế toán thường xuyên và liên tục

Các thông tin liên quan đến các số liệu kế toán tài chính phải thường xuyên được phản ánh và phản ánh một cách liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghiệp vụ tài chính.

Tính liên tục này cũng cần được đảm bảo từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi doanh nghiệm chấm dứt hoạt động. Số liệu kế toán cuối kỳ này sẽ là căn cứ để xác định số liệu kế toán của đầu kỳ kế tiếp.

- Phản ánh số liệu kế toán kịp thời và đầy đủ

Mọi số liệu kế toán cần được ghi chép và phản ánh đầy đủ và kịp thời vào các chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, giấy báo có, giấy báo nợ, hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng…).

Từ các chứng từ kế toán đó kế toán sẽ vào sổ cái, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chứng từ, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đúng thời gian quy định.

Phản ánh số liệu chính xác và trung thực là một yêu cầu của hoạt động kế toán

- Phản ánh số liệu kế toán chính xác và trung thực

Các số liệu kế toán cần được thể hiện một cách rõ ràng và dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác và trung thực, phản ánh rõ được bản chất các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

- Số liệu kế toán phải được phân loại và sắp xếp

Việc sắp xếp và phân loại các số liệu kế toán theo nội dung, theo trình tự một cách có hệ thống sẽ giúp kế toán phản ánh được thông tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và chính xác, không bỏ sót hay tránh được sai lệch. Đồng thời giúp kế toán có thể so sánh được tình hình tài chính của tháng, quý, năm từ đó đưa ra được báo cáo chính xác nhất, những tham mưu hữu ích nhất về phương án phát triển liên quan tới kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

1.5. Sự khác nhau giữa kế toán công và kế toán doanh nghiệp

- Kế toán công là nhân viên kế toán làm việc trong khu vực công nhưng không theo bộ phận tài chính của một công ty, doanh nghiệp nào đó về mặt phân tích hay kiểm soát doanh thu.

Kế toán công theo dõi và phản ánh hoạt động của các đơn vị, cơ quan, tổ chức xã hội chứ không phải doanh thu, lợi nhuận.

- Kế toán doanh nghiệp theo dõi hoạt động của doanh nghiệp và chỉ tiêu doanh thu, chi phí phát sinh và lợi nhuận.

Khóa học kế toán tổng hợp

1.6. Nên học kế toán công hay kế toán doanh nghiệp?

Nhân viên kế toán công làm việc linh hoạt và ít bị phụ thuộc vào một môi trường làm việc nhất định. Kế toán doanh nghiệp làm việc chính thức tại công ty, thường có thể gắn bó lâu dài, có công việc ổn định, thường xuyên có cơ hội nâng cao nghiệp vụ và được hưởng mức lương, thưởng, phúc lợi hấp dẫn từ công ty.

Do đó, công việc kế toán doanh nghiệp ổn định hơn kế toán công.

2. Học kế toán doanh nghiệp ra làm gì? Mức lương?

Các vị trí kế toán trong doanh nghiệp

Các vị trí kế toán trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thường có các vị trí kế toán như:

Bên cạnh đó, sẽ có các vị trí khác như:

Ngành kế toán doanh nghiệp lương bao nhiêu

Mức lương kế toán doanh nghiệp trung bình khoảng 9.000.000 đồng với mức lương cao nhất được ghi nhận trong khoảng 30.000.000 đồng.

3. Tiêu chuẩn để có thể làm kế toán doanh nghiệp?

Kế toán doanh nghiệp cần có phẩm chất sau:

  • Đạo đức nghề nghiệp, trung thực và chính trực.
  • Trình độ nghiệp vụ kế toán tốt.
  • Quyền độc lập tham gia vào công việc chuyên môn kế toán.
  • Chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật về kế toán, thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp

4.1. Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện nay

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, sẽ có chế độ kế toán khác nhau để áp dụng:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Chế độ kế toán trong Thông tư 132/2018/TT-BTC

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán trong Thông tư 133/2016/TT-BTC

- Đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng Chế độ kế toán trong Thông tư 107/2017/TT-BTC

- Chế độ kế toán trong Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho mọi loại doanh nghiệp.

4.2. Phần mềm kế toán doanh nghiệp

Một số phần mềm kế toán giúp doanh nghiệp xử lý công việc nhanh chóng và thuận lợi hơn như MISA, BRAVO, EFFECT, ASIASOFT,...

5. Các kỹ năng mà kế toán doanh nghiệp cần có

Kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ - Ngoại ngữ sẽ giúp bạn có được nhiều nguồn tài liệu tham khảo và tin học là công cụ hữu ích trong quá trình xử lý, tính toán số liệu và làm báo cáo.

Kỹ năng phân tích, tư duy logic - Chuyển hóa dữ liệu báo cáo kế toán thành thông tin hữu ích trong quá trình cung cấp, tư vấn cho ban giám đốc ra quyết định và lập kế hoạch.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán - Kỹ năng này được sử dụng nhiều trong quá trình làm việc, trình bày số liệu hay cung cấp ý tưởng cho doanh nghiệp.

Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ

Thông tin, số liệu, báo cáo kế toán có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định và lập kế hoạch của doanh nghiệp cũng như việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Vì vậy, người kế toán cần phải trung thực, thận trọng, tỉ mỉ trong công việc để tránh những sai sót ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.

6. Học kế toán doanh nghiệp ở đâu tốt?

Học kế toán doanh nghiệp ở đâu tốt

Kế toán Lê Ánh là một trong số ít trung tâm được cấp phép đào tạo hiện nay, khi tham gia khóa học kế toán doanh nghiệp tại Lê Ánh bạn sẽ nhận thấy nhiều sự khác biệt so với các trung tâm khác.

- Giảng viên của trung tâm là những kế toán trưởng giỏi với hơn 10 năm kinh nghiệm kế toán trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giúp bạn có được những kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp đồng thời được học những kiến ​​thức ngành chính xác.

- Lê Ánh là đơn vị duy nhất đăng tải CV giảng viên và phản hồi của sinh viên qua hình ảnh và video để đảm bảo tính trung thực.

- Học viên sẽ được học thử miễn phí và hoàn lại tiền trong trường hợp không hài lòng về chất lượng giảng dạy tại trung tâm.

- Được đào tạo bài bản các kỹ năng, xử lý áp lực thời gian, khối lượng công việc, cộng tác cả trong và ngoài doanh nghiệp. Thông qua khóa học này, bạn sẽ được đào tạo cho đến khi thành thạo công việc của một kế toán doanh nghiệp.

- Học viên được cung cấp tài khoản sử dụng phần mềm MISA chính hãng, đầy đủ chức năng.

- Được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về kế toán trong và sau khóa học.

- Trung tâm có bộ phận nhân sự riêng, làm nhiệm vụ kết nối và tuyển dụng học viên sau khi hoàn thành học.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có:

  • Kiến ​​thức thực tế và hệ thống để tự tin phân tích báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
  • Nhận phần mềm kế toán bản quyền đầy đủ tính năng trị giá hơn 10 triệu đồng và tài liệu, biểu mẫu kế toán.
  • Nhận chứng chỉ kế toán của trung tâm.
  • Lê Ánh hỗ trợ thi chứng chỉ Kế toán tổng hợp do Viện Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cấp từ 40% - 50% tổng lệ phí.
  • Học viên sẽ được kết nối với nhà tuyển dụng và hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch để ứng tuyển các công việc chuyên môn kế toán.

Tham khảo lộ trình học kế toán cho người mới bắt đầu

Nếu ý định của bạn không phải là làm kế toán trong các doanh nghiệp th có thể tham khảo thêm "khóa học kế toán hành chính sự nghiệp" để có thể ứng tuyển vào vị trí kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Xem thêm:

Có thể thấy vị trí KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP nhìn chung có yêu cầu và đòi hỏi kiến ​​thức chuyên môn cao. Hy vọng bài viết này đã cung cấp một số thông tin cơ bản giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về kế toán doanh nghiệp để có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM