Kế Toán Xây Dựng Là Gì? Cần Làm Những Gì?
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải kế toán, các đơn vị xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Kế toán xây dựng là rất cần thiết giúp họ có thể xử lý các hóa đơn báo, cáo và bóc tách được chi phí công trình để tính toán được những khoản chi phi cần phải chi, doanh thu thu về từ các dự án một cách chi tiết nhất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng.
Vậy kế toán xây dựng là gì? Kế toán xây dựng cần làm những gì hãy cùng theo dõi với Kế toán Lê Ánh qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
- 1. Kế toán xây dựng là gì? Có đặc thù gì?
- 2. Kế toán xây dựng cần làm những gì?
- 3. Quy trình kế toán công ty xây dựng
- 4. Các nghiệp vụ thường gặp trong kế toán xây dựng
- 5. Cách hạch toán kế toán xây dựng
- 6. Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng
- 7. Cơ hội việc làm kế toán xây dựng
- 8. Khóa học kế toán xây dựng - Kế toán Lê Ánh
1. Kế toán xây dựng là gì? Có đặc thù gì?
Kế toán xây dựng là người đảm nhiệm việc bóc tách các chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm hiểu rõ được những chi phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.
Mỗi dự án, công trình xây dựng có mỗi hạng mục dự toán riêng. Kế toán xây dựng sẽ dựa vào những hạng mục này để bóc tách các chi phí cho từng công trình khác nhau. Kế toán xây dựng sẽ được tổng hợp chi phí riêng ở mỗi công trình, khác với kế toán thương mại dịch vụ. Giá trị của công trình nào thì sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào công trình đó.
Đặc điểm chung của kế toán công ty xây dựng
Việc xây dựng bất kỳ công trình nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố do vậy giá xây dựng ở mỗi nơi là khác nhau, kế toán xây dựng phải vận dụng giá hợp lý cho mỗi công trình khác nhau, đồng thời cũng phải căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao ngày công, vật tư,... chứ không hoàn toàn xác định theo trị giá.
- Kế toán xây dựng sẽ bóc tách các chi phi để hạch toán dựa giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách chi phí trong mỗi dự án dự thầu xây dựng này nhằm mục đích hiểu rõ được những chi phí trong dự toán như thế nào giúp cho kế toán có thể hạch toán đúng.
- Mỗi một công trình xây dựng sẽ đi kèm với mỗi hạng mục dự toán riêng. Kể toán sẽ dựa vào mỗi hạng mục này để tách chi phí cho từng công trình khác nhau. Sự khác biệt giữa kế toán xây dựng với kế toán thương mại dịch vụ đó mỗi một công trình sẽ được tổng hợp chi phí riêng. Giá trị của công trình nào sẽ được kế toán tổng hợp và hạch toán vào công trình đó.
- Kế toán sẽ lên bảng tổng hợp để tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu của công trình dựa vào bảng dự toán được cung cấp bởi bộ phận kỹ thuật. Dựa vào các chi phí đó để xác định số lượng hóa đơn phù hợp để đưa vào hạch toán đó có tương đương hay không?
- Kế toán xây dựng sẽ phải lên giá thành khi xây dựng công trình. Giá thành của vật liệu xây dựng phụ thuộc vào nơi thực hiện công trình đó. Mỗi tỉnh thành phố khác nhau sẽ có giá thành nhập nguyên vật liệu công cụ dụng cụ khác nhau vì vậy kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau. Tránh trường hợp áp dụng giá vật liệu xây dựng ở Hà Nội cho giá vật liệu xây dựng ở Hải Phòng.
- Một công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh việc hạch toán thường xuyên và kết chuyển các chi phí trong kỳ. Kế toán xây dựng cũng cần phải theo dõi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở cho từng công trình để biết được mình có bỏ sót chi phí nào không trong các báo cáo kế toán tài chính.
- Giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi được xuất ra phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
- Phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình khi hoàn thiện quá trình xây dựng để lập báo cáo kế toán tài chính
- Cuối cùng là xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu cho công trình hoàn thành
2. Kế toán xây dựng cần làm những gì?
- Theo dõi thường xuyên, bám sát dự toán để kịp thời hỗ trợ đưa nguyên liệu, vật liệu vào công trình nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công.
- Lập và theo dõi bảng lương của người lao động cho từng tiến độ thi công công trình
- Theo dõi chi phí chung phục vụ công trình và chi phí cho máy thi công
- Lập và phân bổ chi phí, tính giá thành cho từng hạng mục công trình, từng công trình khi được nghiệm thu
- Lập báo cáo về tình hình nguyên liệu, vật liệu, kế toán, thuế theo tháng, quý
- Lập BCTC cuối năm và quyết toán thuế
- Sắp xếp, lưu trữ sổ sách, chứng từ cẩn thận, khoa học và dễ tìm kiếm. Đặc biệt là những chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu toàn bộ, theo từng giai đoạn và thanh lý hợp đồng
- Đối chiếu, so sánh số liệu thực tế phát sinh và số liệu trong dự toán
- Khi doanh nghiệp cần làm việc với các cơ quan Nhà nước thì kế toán xây dựng sẽ là người đại diện cho doanh nghiệp
3. Quy trình kế toán công ty xây dựng
Trên đây là một số đặc điểm chung để chúng ta có hiểu sơ qua được kế toán xây dựng cần làm những gì cần biết và thực hiện trong quá trình làm việc.
Đọc và phân tích bóc tách dự toán để tính toán chi phí công trình
Đây là bước khởi đầu của kế toán xây dựng sau khi một công ty trúng thầu dự án xây dựng.
Những công việc kế toán xây dựng cần làm
Bóc tách các hạng mục dự thầu là vô cùng quan trọng
Đầu tiên kế toán xây dựng phân tích hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ thầu để biết được các vấn đề như sau:
- Tổng giá trị công trình là bao nhiêu
- Thời hạn thi công
- Thời hạn bảo hành
- Phương thức thanh toán: Tiền mặt hay ngân hàng. Thanh toán theo tháng, theo quý,...
Bóc tách các chi phi trong công trình theo từng chỉ tiêu như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bóc tách từng hạng mục trong chi phí nguyên vật liệu chi tiết để có kế hoạch tính toán chi phí và lấy vật tư cho phù hợp.
Bóc tách chi phí nhân công trực tiếp: Chi phi này xác định để lên được kế hoạch nhân sự, bảng lương, bảo hiểm cần có trong quá trình thi công công trình.
Chi phí quản lý chung: bao gồm các chi phí về quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ CCDC cùng với các chi phí mua ngoài khác
Hạch toán các chi phí phát sinh
- Chi phí nguyên vật liệu
Tại bước này kế toán cần phải bám sát vào bảng bóc tách chi phí nhằm mục đích theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có đúng theo mức quy định hay không nhằm mục đích tránh gian lận trên bảng báo cáo tài chính.
Các chi phí phát sinh khi nghiệm thu phải xuất được hóa đơn.
Số lượng NVL khi xuất trên hóa đơn phải bằng hoặc thấp hơn hoặc cao hơn một ít so với dự toán. Nếu chênh lệch quá cao thì sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý
Áp dụng phương pháp tính giá xuất kho phù hợp. Thường nên áp dụng theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chuẩn bị các hợp đồng thuê nhân công: hợp đồng thời vụ, hợp đồng thuê khoán
- Lập và theo dõi bảng chấm công, bảng lương nhân công theo tiến độ thi công công trình.
- Hạch toán chi phí nhân công chi tiết theo từng công trình.
- Chi phí quản lý chung
Đây là chi phí phục vụ cho hoạt động xây lắp của từng công ty xây dựng. Kế toán xây dựng sẽ hạch toán các chi phí: Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu bảo dưỡng định kỳ, chi phí dụng cụ xây lắp,...
- Chi phí máy thi công
Theo dõi chi phí máy phân bổ và trích khấu hao theo từng tháng.
- Tập hợp chi phí và tính giá thành công trình
Tại bước sẽ được chia theo hai trường hợp:
- Trường hợp xuất hóa đơn một lần khi nghiệm thu toàn bộ công trình
- Trường hợp xuất hóa đơn nhiều lần cho một công trình
Mỗi trường hợp sẽ có cách nghiệm thu khác nhau vì vậy kế toán xây dựng cần phải cẩn thận trong quá trình xuất hóa đơn nghiệm thu để so sánh giá trị dự toán cũng như giá trị trên hợp đồng đã khớp với nhau chưa.
Công việc cuối kỳ của một kế toán xây dựng cơ bản
- Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm và tính toán thu nhập ròng sau mỗi công trình.
- Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên
- Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm
- Xử lý các công việc khác liên quan
- Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.
4. Các nghiệp vụ thường gặp trong kế toán xây dựng
- Đầu tiên là chuẩn bị và lưu trữ thông tin
- Hợp đồng thi công, hợp đồng thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, hợp đồng thuê thầu phụ, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật
- Biên bản nghiệm thu toàn bộ, nghiệm thu theo từng giai đoạn, thanh lý hợp đồng
- Lưu trữ đầy đủ các chứng từ phát sinh trong quá trình xây dựng
- Đối chiếu giữa thực tế và dự toán, giữa chứng từ đầu vào và chi phí thực tế lên kế hoạch cân đối đầu vào
- Giấy đề nghị thanh toán, biên bản đối chiếu công nợ
- Thứ hai là kiểm tra và xử lý
- Kế toán xây dựng sẽ phân bổ các chi phí tập hợp chung cho các công trình và thường sẽ phân bổ theo 621
- Rà soát, kiểm tra lại các chứng từ và đưa ra phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
- Hạch toán thuế tạm tính đối với những công trình ngoại tỉnh
- Thứ ba là lập báo cáo
- Các báo cáo công nợ, báo cáo kho theo công trình
- Các báo cáo giá thành: bảng cân đối phát sinh công trình, báo cáo tổng hợp, chi tiết nguyên vật liệu phát sinh theo từng công trình, báo cáo giá thành công trình, lãi lỗ theo công trình,...
- Đối chiếu giữa giá thành dự đoán và chi phí thực tế
- Thứ tư là theo dõi công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư
- Kế toán xây dựng sẽ hỗ trợ nhập bảng dự toán vào phần mềm, đồng thời đối chiếu giữa giá thành dự toán với chi phí thực tế
- Cho phép giám sát, theo dõi công trình theo nhiều cấp bậc (hạng mục, gói thầu, giai đoạn). Lúc đó tổng doanh thu, chi phí của các công trình cấp dưới sẽ bằng doanh thu, chi phí của công trình mẹ
- Kế toán xây dựng cho phép trích và phân bổ tự động các chi phí: Mức phân bổ CCDC, chi phí trả trước, chi phí máy thi công, khấu hao TSCĐ. Cho phép trích phân khấu hao theo ngày tự động đối với tài sản tham gia nhiều công trình trong kỳ và các máy thi công.
- Cho phép phân bổ tự động các chi phí không xác định cụ thể là cho công trình nào
- Quản lý lũy kế phát sinh từ khi khởi công và số liệu liên năm
- Theo dõi công nợ, thanh toán đối với nhà thầu phụ
- Theo dõi, giám sát tồn kho theo công trình
- Tính giá thành và ghi nhận doanh thu chi tiết, phản ánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng công trình
- Phản ánh báo cáo đa chỉ tiêu, đa chiều và đa dạng báo cáo
5. Cách hạch toán kế toán xây dựng
6. Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng
- Đọc và hiểu được hợp đồng xây dựng: Đây là một điều rất quan trọng khi làm kế toán xây dựng, khi nhận được một hợp đồng xây dựng bạn phải đọc được và hiểu được nội dung của hợp đồng ký kết giữa công ty và chủ đầu tư, từ đó làm rõ và nắm vững những vấn đề sau để hỗ trợ cho công việc mình
Ví dụ như: Thời gian thi công, thời gian bảo hành, tổng giá trị của công trình, các phương thức thanh toán công trình,...
- Nắm vững những chi phí của tổng dự án: Sau khi đã đọc hiểu được hợp đồng, kế toán xây dựng sẽ bắt tay vào bóc tách các chi phí để hạch toán như nguyên vật liệu, khấu hao, bán thầu, nhân công,...
Các chi phí tổng dự án mà kế toán xây dựng cần nắm là: Tổng hợp khoản chi phí tổng quát, bảng dự toán chi phí - hệ thống hạng mục công việc, bảng phân tích đơn giá - mục đích lấy đơn giá của vật tư, máy thi công, nhân công và nhân công - lấy căn cứ làm giá nhân công.
- Biết cách bóc tách chi phí dự toán: Các khoản chi phí mà kế toán xây dựng cần phải bóc tách đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các khoản phí chung, chi phí nhân công (theo phương thức trực tiếp), chi phí về nguyên liệu phục vụ cho cả công trình như dầu, nhớt,.. và chi phí ca máy.
- Nắm vững các hồ sơ và chứng từ kế toán trong xây dựng: Kế toán xây dựng cần nắm vững các hồ sơ chứng từ như: Hợp đồng thi công, thuê nhân công, thuê lao động thời vụ, thuê thầu phụ, bảng dự toán từ phòng kỹ thuật, biên bản nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu toàn bộ, các hóa đơn đầu vào từ nguyên vật tư sản xuất, biên bản đối chiếu công nợ, giấy đề nghị thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng,...
- Nhạy bén trong việc xử lý tình huống phát sinh
7. Cơ hội việc làm kế toán xây dựng
Ngành kế toán nói chung và kế toán xây dựng nói riêng những năm gần đây luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như sự đóng góp cực kỳ to lớn mà kế toán mang lại cho các tổ chức, công ty, doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường tuyển dụng ngành kế toán vẫn rất sôi động với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Theo một báo cáo cho biết, từ năm 2019 tỷ lệ việc làm của ngành kế toán đã tăng khoảng 22% mỗi năm. Có thể thấy cơ hội việc làm của ngành này là vô cùng lớn và đa dạng.
Xem thêm:
- Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng
- Đặc điểm hoạt động xây dựng và quy định kế toán
- Doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng theo quy định của Việt Nam
- Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí xây dựng mà kế toán cần biết
8. Khóa học kế toán xây dựng - Kế toán Lê Ánh
Kế toán Lê Ánh là đào tạo kế toán uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay. Khóa học kế toán xây dựng được trung tâm xây dựng bài bản, đảm bảo học viên có thể làm được việc ngay trong và sau khóa học.
Khóa học kế toán xây dựng tại Kế toán Lê Ánh có những điểm khác biệt so với những khóa học khác trên thị trường:
- Là một trong số ít cơ sở đào tạo được cấp phép bởi các cơ quan quản lý nhà nước
- Đội ngũ giảng viên của Kế toán Lê Ánh là những chuyên gia, kế toán trưởng với bề dày kinh nghiệm trên 10 năm
- Chương trình học được xây dựng một cách bài bản, đảm bảo học viên có thể đi làm ngay sau khóa học
- Kế toán Lê Ánh cam kết hỗ trợ chuyên môn trọn đời, học viên được học đến khi thành thạo và được kết nối tuyển dụng
- Kế toán Lê Ánh hỗ trợ kinh phí học từ 40% đến 50% và thi chứng chỉ kế toán trưởng, kế toán tổng hợp
Tham khảo chi tiết hơn về nội dung khóa học, thông tin giảng viên, lịch học, học phí tại: KHÓA HỌC KẾ TOÁN XÂY DỰNG - Kế toán Lê Ánh
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi "Kế toán xây dựng là gì? Kế toán xây dựng cần làm những gì". Hy vọng các bạn đã có định hướng được trong con đường sắp tới khi trở thành một kế toán xây dựng. Kiến thức là vô tận vì vậy hãy đến với khóa học kế toán xây dựng tại Lê Ánh để tìm hiểu thêm về những kiến thức được học trong khóa học cũng như cách đăng ký học nhé!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp thực hành online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM