Phân công nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại đơn vị

Phân công nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại đơn vị giúp cho bộ máy kế toán có thể hoạt động trơn tru và theo đúng với dự kiến từ đầu kỳ kế toán cũng như phối hợp tốt với các phòng ban hoạt động khác.

tai-khoan-421

>>> Xem thêm: Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp

Bổ nhiệm và quy định quyền hạn đối với Kế toán trưởng đơn vị

Tổ chức bổ nhiệm Kế toán trưởng, xác định vị trí, vai trò, quy định quyền hạn của Kế toán trưởng đối với công tác quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị cũng là một trong những nội  dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị.

Kế toán trưởng là chức danh nghề nghiệp được Nhà nước quy định với những tiêu chí và điều kiện cụ thể. Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán trong đơn vị. Kế toán trưởng có vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của đơn vị.

Kế  toán trưởng không chỉ là người tham mưu mà còn là người kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị bổ nhiệm đúng người, đúng việc, phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp và tạo điều kiện để kế toán trưởng thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác quản lý chính là làm cho bộ máy kế toán phát huy được hiệu quả hoạt động, thực hiện các chức năng vốn có của bộ máy kế toán. 

ke-toan-doanh-nghiep-sieu-nho

Phân công công tác kế toán và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm kế toán

Hiện nay, hầu hết các đơn vị đều hướng đến mô hình tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ và hiệu quả. Để thực hiện được điều này, các đơn vị cần phải xác định số lượng cán bộ làm kế toán tại đơn vị và tổ chức phân công công việc một cách hợp lý, khoa học.

Để xác định được số lượng cán bộ cần thiết làm công tác kế toán tại đơn vị, đơn vị cần căn cứ vào khối lượng công việc kế toán cần thực hiện và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán tại đơn vị. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Tổ chức phân công, phân nhiệm các cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị cần tiến hành khoa học, hợp lý thông qua việc xây dựng bản mô tả công việc cho từng chức danh kế toán viên và xây dựng kế hoạch công tác cho phòng / bộ phận kế toán của đơn vị. Xây dựng bản mô tả công việc và kế hoạch công tác là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện các phần hành kế toán được hiệu quả, liên tục. Đồng thời, đơn vị cần tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và điều chỉnh kế hoạch công tác, phối hợp công việc một cách nhanh chóng để tăng cường được năng suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán.

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác kế toán của đơn vị cũng là một trong những nội dung cần được đơn vị quan tâm chú trọng. Cùng với sự đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, sự phức tạp hoạt động trong bối cảnh cơ chế thị trường đòi hỏi các cán bộ làm công tác kế toán phải thường xuyên được trau dồi, cập nhật các kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp. Đồng thời, cán bộ kế toán tại các đơn vị là những người thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề “nhạy cảm” là kinh tế và tài chính hay nói cách khác là thường tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề liên quan tới tiền. Đây là môi trường thường “khơi dậy” lòng tham hoặc cám dỗ vật chất, tạo cơ hội cho sự suy thoái đạo đức của mỗi người trong môi trường đó. Do đó, rất cần thiết phải thường xuyên bồi dưỡng, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ, nhân viên kế toán.

Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho bạn bài viết phân công nhiệm vụ của bộ phận kế toán tại đơn vị. Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

Xem thêm: Tổ chức kiểm tra kế toán

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)