Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) Mới Nhất

Bảo hiểm xã hội là gì? Đối tượng nào phải đóng BHXH? Mức đóng BHXH hiện nay là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi không chỉ được các kế toán quan tâm mà tất cả các đối tượng khác (lao động và người sử dụng lao động) đều quan tâm.

Bài viết dưới đây, các kế toán trưởng tại khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ giải thích chi tiết cho các bạn về vấn đề này.

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 

I. Các Quy Định Về Bảo Hiểm Xã Hội - Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Khái niệm bảo hiểm xã hội là gì được quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đối tượng đóng Bảo hiểm xã hội bao gồm: Người sử dụng lao động và Người lao động.

Quỹ Bảo hiểm xã hội bao gồm: Quỹ Hưu trí, Quỹ tai nạn nghề nghiệp, và quỹ ốm đau, quỹ thai sản.

2. Quy định về bảo hiểm xã hội và mức đóng BHXH

  • Luật số 58/2014/QH13 Quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
  • Nghị định 143/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại việt nam
  • Quyết định 166/QĐ-BHXH Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bhxh, chi trả các chế độ BHXH, BHTN
  • Nghị định 58/2020/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Quyết định 1040/QĐ-BHXH Ban hành mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
  • Quyết định 505/QĐ-BHXH Sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của tổng giám đốc bảo hiểm xã hội việt nam
  • Nghị quyết 68/NQ-CP Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid-19
  • Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của bộ trưởng bộ lao động - thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Nghị quyết số 116/NQ-CP Về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp

»»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

II. Đối Tượng Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH

- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật.

Chú ý: Người làm việc theo HĐLĐ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng chỉ phải tham gia bảo hiểm xã hội mà không phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh

- Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường, thị trấn..

2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội,tổ chức xã hội khác

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động ở Việt Nam

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê,mướn, sử dụng lao động.

3. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề.

Tham khảo: Khóa Học Bảo Hiểm Xã Hội A - Z

III. Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

1. Mức đóng BHXH đối với đơn vị hành chính sự nghiệp

- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở (bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương).

Từ 2022 đến trước ngày 01/07/2023 mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng

Từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở tăng lên thành 1.800.000 đồng (quy trịnh tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2023). 

2. Mức đóng BHXH đối với doanh nghiệp

Theo Điểm 26, Điều 1 của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động trong doanh nghiệp là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Mức đóng BHXH mới nhất

Các khoản bổ sung khác Điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH:

Cụ thể:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

Lưu ý: Phụ cấp chuyên cần không cần đóng BHXH bắt buộc (Theo Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc)
Mức 

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

Theo quy định thì mức tiền lương tối thiểu hàng tháng để tham gia BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2023 sẽ là:

  • Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng

IV. Tỷ Lệ Trích Nộp Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

*Giai đoạn từ ngày 01/01/2022 - 30/6/2022 tỷ lệ trích bảo hiểm được thay đổi như sau:

Đối tượng

Người sử dụng lao động (DN) đóng

Người lao động đóng

Loại BH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

Qũy

Hưu Trí

Tử Tuất

Ốm Đau

Thai Sản

TNLĐ

BNN

 

 

Hưu Trí

Tử Tuất

Ốm Đau

Thai Sản

TNLĐ

BNN

 

 

Mức đóng

14%

3%

0%

3%

0%

8%

0%

0%

1,5%

1%

Tổng

17%

3% 

8%

2,5% 

20%

10,5%

 

30,5%

* Giai đoạn từ ngày 01/07/2022 - 30/9/2022 tỷ lệ trích bảo hiểm được thay đổi như sau:

Đối tượng

Người sử dụng lao động (DN) đóng

Người lao động đóng

Loại BH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

BHTN

Qũy

Hưu Trí

Tử Tuất

Ốm Đau

Thai Sản

TNLĐ

BNN

 

 

Hưu Trí

Tử Tuất

Ốm Đau

Thai Sản

TNLĐ

BNN

 

 

Mức đóng

14%

3%

0,5%

3%

0%

8%

0%

0

1,5%

1%

Tổng

17,5%

3,5% 

8%

2,5% 

20,5%

10,5%

 

31%

V. Phương Thức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

Các phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm đóng theo tháng, 3 tháng, 6 tháng. Cụ thể:

Trường hợp đóng hàng tháng: Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Theo địa bàn, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

Xem thêm:

Trên đây Kế toán Lê Ánh đã cập nhật mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất hiện nay cùng chi tiết các đối tượng và phương thức đóng BHXH. Nội dung này cũng được hướng dẫn rất kỹ trong khóa học kế toán online và offline của trung tâm Lê Ánh, do các kế toán trưởng đang làm nghề giảng dạy.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.