Cách Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cho Giáo Viên Dạy Thêm
Hiện nay, nhu cầu mở lớp dạy thêm ngày càng tăng cao khi phụ huynh và học sinh đều nhận thấy tầm quan trọng của việc bổ trợ kiến thức ngoài giờ học chính khóa. Đối với giáo viên, việc mở lớp dạy thêm không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện phát huy khả năng giảng dạy của mình. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp và tránh rủi ro về pháp lý, giáo viên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Vậy cách đăng ký hộ kinh doanh cho giáo viên dạy thêm như thế nào? Thủ tục có phức tạp không? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trong bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký hộ kinh doanh cho giáo viên dạy thêm một cách đơn giản và hiệu quả nhất!
Mục lục
1. Tại sao giáo viên dạy thêm phải đăng ký hộ kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT).
Như vậy, một trong những yêu cầu để tổ chức hoặc cá nhân mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Lộ Trình Học Kế Toán Hộ Kinh Doanh Cá Thể

2. Điều kiện đăng ký hộ kinh doanh cho giáo viên dạy thêm
Theo Điều 5 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025 về việc Dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
a) Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học như sau:
Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt;
Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi;
Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Nhà trường tổ chức cho học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này viết đơn đăng ký học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
c) Căn cứ vào số học sinh đăng ký, nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp.
d) Việc xếp lớp, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau:
Lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 (bốn mươi lăm) học sinh;
Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu và không dạy thêm trước các nội dung so với việc dạy học theo phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Mỗi môn học được tổ chức dạy thêm không quá 02 (hai) tiết/tuần.
e) Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.
Cũng Theo khoản 3, điều 4 của Thông tư 29 quy định:
"Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường".
Như vậy, giáo viên trường công không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm.
3. Cách đăng ký hộ kinh doanh cho giáo viên dạy thêm
Việc đăng ký kinh doanh dạy thêm có thể thực hiện đăng ký theo một trong các loại hình kinh doanh sau: Hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trong đó, đối với giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm ngoài nhà trường sẽ phù hợp với loại hình hộ kinh doanh.
a, Đăng ký hộ kinh doanh theo hình thức trực tiếp
Bước 1: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu tại PHỤ LỤC III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT.
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, giáo viên hoặc người đại diện sẽ nộp hồ sơ này tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký dạy thêm.
Ngoài ra, có thể nộp online trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b, Đăng ký hộ kinh doanh theo hình thức online (trực tuyến)
Bước 1: Truy cập vào đường link: http://hokinhdoanh.dkkd.gov.vn
Chọn “Đăng nhập” ở góc phải màn hình

Bước 2: Chọn tài khoản đăng nhập “Tài khoản cấp bởi dịch vụ công quốc gia”

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công
- Chọn “Đăng ký hộ kinh doanh” để đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh.

Bước 4: Chọn “Đăng ký thành lập mới hộ kinh doanh/địa điểm kinh doanh” và nhấn “Tiếp tục”

Bước 5: Xác nhận thông tin đăng ký
- Màn hình sẽ hiển thị thông tin người sử dụng đã điền về loại hình đăng ký.
- Nhấn nút “Bắt đầu” để tiếp tục đăng ký hoặc “Trở về” để quay về màn hình trước => Trạng thái của hồ sơ chuyển thành “Đã lưu”

Bước 6: Chọn loại hình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 7: Nhập các thông tin từ hồ sơ đăng ký thành lập mới vào các khối thông tin tương ứng trong các khối dữ liệu trên màn hình (tương ứng với nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh và các biểu mẫu kèm theo).
Lưu ý:
- Các khối thông tin trong hồ sơ đăng ký điện tử cần được nhập đầy đủ và chính xác theo Giấy đề nghị của hộ kinh doanh.
- Dấu tích trên màn hình chỉ thể hiện thông tin đã được LƯU; KHÔNG thể hiện thông tin đã được nhập đầy đủ, chính xác.
Lưu ý: Tại bước này, người nộp hồ sơ chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng => tất cả các cá nhân ký số lên hồ sơ đều phải ký hồ sơ bằng chữ ký số công cộng (Hệ thống không cho phép cá nhân có Tài khoản đăng ký kinh doanh ký xác thực hồ sơ này).
Bước 8: Chỉ định người ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
- Người nộp hồ sơ thực hiện gán tên người ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. Người ký phải sử dụng chữ ký số công cộng để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Người nộp hồ sơ chọn khối thông tin "Người ký";
- Trong trường “Tìm kiếm email”: Nhập email của người chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và nhấn nút "Tìm kiếm" → Hệ thống tự động điền thông tin về Họ tên của người chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Thông tin về họ tên và email của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ không chỉnh sửa được tại khối thông tin Người ký, nếu cần chỉnh sửa các thông tin này, người ký cần đăng nhập tài khoản và sửa đổi thông tin tại mục “Quản lý thông tin cá nhân”.
- Để tìm kiếm được thông tin về cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo địa chỉ email, địa chỉ email cần phải:
+ Đã được đăng ký tại bước đăng ký tài khoản thông thường;
+ Tài khoản thông thường phải ở trạng thái “đang hoạt động” và đã được kết nối với chữ ký số công cộng (tương ứng với phương thức nộp hồ sơ của bộ hồ sơ đang chuẩn bị).
- Người nộp hồ sơ nhập thông tin về Chức danh của người ký tại trường thông tin “Chức danh”;
- Người nộp hồ sơ nhấn nút "Chọn" để yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm ký xác thực hồ sơ ký xác thực hồ sơ. Thông tin về người ký sẽ được cập nhật vào danh sách: Danh sách người ký/xác thực;
- Hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo đến địa chỉ email đã đăng ký của người ký xác thực hồ sơ nếu người ký không phải là người tạo hồ sơ.
Lưu ý: Tại bước này, nếu người nộp hồ sơ muốn xóa tên một người khỏi danh sách người ký xác thực hồ sơ, chọn nút "Xóa" tương ứng với cá nhân đó trong danh sách, xác nhận lại việc xóa tên người ký xác thực hồ sơ → Tên người ký này sẽ được xóa khỏi danh sách.
Bước 9: Kiểm tra thông tin hồ sơ
- Nhấn nút "Kiểm tra thông tin" để kiểm tra xem các thông tin cần nhập đã đầy đủ và đúng theo yêu cầu;
- Hệ thống sẽ hiển thị các cảnh báo lỗi nếu thông tin đã nhập chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác;
- Trong trường hợp có cảnh báo lỗi: tích vào dòng cảnh báo lỗi → Hệ thống sẽ tự động chuyển đến màn hình có trường thông tin bị lỗi;
- Sau khi sửa lỗi, nhấn nút "Đóng báo cáo KT thông tin" để đóng các cảnh báo lỗi;
- Nhấn nút "Kiểm tra thông tin" để kiểm tra lại thông tin hồ sơ:
+ Nếu không còn cảnh báo lỗi, thực hiện tiếp các bước tiếp theo.
+ Nếu còn cảnh báo lỗi, thực hiện lại các bước trên.
- Nhấn nút "Xem trước" để kiểm tra thông tin hộ kinh doanh đã nhập.
4. Nghĩa vụ thuế và quy định cần tuân thủ
Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường được pháp luật quản lý chặt chẽ và giáo viên dạy thêm phải đóng thuế theo đúng quy định.
Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đều phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.
Theo quy định, giáo viên được dạy thêm ở nhiều nơi và khi tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động dạy thêm cũng được tính vào thu nhập chịu thuế.
Căn cứ Điều 25, Thông tư 92/2015, thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó, thu nhập tính thuế được tính như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Tuy nhiên, công thức tính thu nhập chịu thuế nêu trên chỉ áp dụng với giáo viên là cá nhân cư trú ký hợp đồng dạy thêm từ 3 tháng trở lên.
Hy vọng rằng những thông tin trên của Kế toán Lê Ánh sẽ giúp giáo viên nắm được cách đăng ký hộ kinh doanh khi dạy thêm và tự tin hơn khi mở lớp, phát triển sự nghiệp một cách hợp pháp và bền vững.
>>> Xem thêm: KHÓA HỌC KẾ TOÁN HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
------------------------------
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán quản trị, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp, khóa học chứng chỉ kế toán trưởng, khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự online/offline, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM