Đối tượng chịu thuế GTGT và người nộp thuế GTGT theo quy định mới nhất

Đối tượng chịu thuế GTGT và người nộp thuế GTGT là 2 khái niệm mà chúng ta rất hay bị nhầm lẫn. Vì vậy, trong bài viết này, Kế toán Lê Ánh sẽ giải thích rõ hơn, giúp bạn phân biệt đối tượng chịu thuế GTGT và Người nộp thuế GTGT theo quy định mới nhất.   

cach-tinh-doanh-thu-thue

>>>>> Xem thêm: Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với 04 trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu

1. Đối tượng chịu thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 1, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.thue_GTGT

Những đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Sản phầm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chưa qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khẩu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế.
  2. Sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng
  3. Tưới, tiêu nước;cày, bừa đất; nạo, vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  4. Sản phẩm muốiđược sản xuất từ biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, mưới i-ốt, mà thành phần chính có công thức hóa học là NaCl.
  5. Nhà ở thuộc quyền sở hữu của Nhà nước bán cho người đang thuê.
  6. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  7. Các hình thức bảo hiểm
  8. Hoạt động tài chính.

- Dịch vụ cấp tín dụng do các tổ chức tín dụng cung ứng;

- Hoạt động kinh doanh chứng khoán;

- Hoạt động chuyển nhượng vốn;

- Bán nợ;

- Kinh doanh ngoại tệ;

- Dịch vụ tài chính phát sinh;

- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y.

  1. Dịch vụ bưu chính
  2. Dịch vụ vườn thú, vườn hoa, công viên,…
  3. Duy tu, sủa chữa, xây dựngbằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân
  4. Dạy học, dạy nghềtheo quy định của pháp luật 
  5. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
  6. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, các loại sách khác theo quy định.
  7. Vận chuyển hành khách công cộng bằng các phương tiện công cộng
  8. Hàng hóa thuộc loại chưa sản xuấtđược nhập khẩu
  9. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng an ninh
  10. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại .
  11. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnhqua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất nhập khẩu ký kết với nước ngoài.
  12. Chuyển giao công nghệtheo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
  13. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  14. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến
  15. Sản phẩm nhân tạodùng đẻ thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh.
  16. Hàng hóa, dịch vụ của các nhân kinh doanhcó mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
  17. Các loại hàng hoá, dịch vụ sau:

- Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

- Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra;

- Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.

- Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

2. Người nộp thuế GTGT

nhung-diem-dang-chu-y-ve-thue-gtgt

Người nộp thuế GTGT là các cơ sở  kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh  và nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:

1.Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo  Luật Doanh nghiệp,  Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác; 

2.Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

3.Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

4.Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;

5.Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

6.Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Ví dụ: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.

Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Như vậy, đến đây các bạn đã hiểu đối tượng chịu thuế GTGT là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,… còn người nộp thuế là đơn vị sản xuất kinh doanh, cá nhân sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó.

Trên đây là danh sách những đối tượng chịu thuế GTGT và người nộp thuế GTGT theo quy định mới nhất. Ngoài những đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì có những hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế GTGT nữa

Tham khảo thêm bài viết: Các đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định mới nhất

Nếu bạn có những vấn đề khúc mắc, khó khăn khi học và làm kế toán thì trung tâm kế toán Lê Ánh - tổ chức đào tạo các khóa học  kế toán thực tế chuyên nghiệp, với giảng viên đứng lớp 100% là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiện đang là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, nghiệp vụ XNK tại các doanh nghiệp lớn rất sẵn sàng giúp bạn.

Hoặc bạn có thể tham gia lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội hoặc lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tp HCM để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh.

Cùng với chương trình đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!