Hạch Toán Kế Toán Là Gì? Các Phương Pháp Hạch Toán Kế Toán

Tin rằng bạn đã nghe rất nhiều đến cụm từ "Hạch toán kế toán" tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm cũng như bản chất của hạch toán kế toán là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hạch toán kế toán là gì và những thông tin cần biết về hạch toán kế toán

1. Hạch toán là gì? Hạch toán kế toán là gì?

1.1. Hạch toán là gì?

Hạch toán là gì?

Quản lý hoạt động kinh tế là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người. Vì vậy, đòi hỏi con người phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: Quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc quản lý tốt các hoạt động kinh tế.

Trong đó:

  • Quan sát: Ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập
  • Đo lường: Để lượng hoá đối tượng cần thu thập bằng các đơn vị đo lường tổng hợp
  • Hạch toán: Quá trình sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổng hợp để tiếp tục lượng hoá thành các chỉ tiêu tổng hợp
  • Ghi chép: Quá trình hệ thống hoá ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp.

Phân loại hạch toán và ưu nhược điểm của từng loại:

 

Nội dung

Ưu điểm

Nhược điểm

Hạch toán nghiệp vụ

Phản ánh trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật

Thông tin cụ thể, chi tiết đáp ứng yêu cầu về mức độ nhanh chóng, kịp thời

Thông tin không có tính khái quát, không có cái nhìn tổng thể về vấn đề, do chỉ phản ánh rời rạc về một đối tượng

Hạch toán thống kê

Theo dõi các hiện tượng kinh tế - xã hội ở phạm vi số lớn để đưa ra kết quả

Thông tin phản ánh có tính liên tục do cần đánh giá trên các kết quả điều tra liên tục

Thông tin thiếu tính toàn diện do chỉ chính xác khi được gắn với không gian và thời gian nhất định

Hạch toán kế toán

Phản ánh về tình hình tài sản hiện có và những biến động tài sản tại đơn vị khi triển khai các hoạt động kinh doanh

Thông tin có tính liên tục và toàn diện do nó phải theo dõi liên tục và trên sự tồn tại của đơn vị

 

Trong đó, loại hạch toán đáp ứng được mọi nhu cầu phản ánh và theo dõi thông tin là hạch toán kế toán. Trong các nghiệp vụ, người ta cũng dùng hạch toán kế toán một cách phổ biến nhất.

Từ đó ta có khái niệm hạch toán kế toán:

1.2. Khái niệm hạch toán kế toán

 

Hạch toán kế toán lê ánh

Hạch toán kế toán phản ánh mọi mặt hoạt động kinh tế, tài chính của các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp. Giúp mọi người tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản để kiểm tra toàn bộ tài sản và hoạt động kinh tế, tài chính của tổ chức đó.

1.2. Phân loại hạch toán kế toán

Theo tính chất thông tin

  • Hạch toán kế toán toán tổng hợp: Thông tin kế toán được ghi chép và được cung cấp dưới dạng các tiêu chuẩn đo lường tiền tệ tổng hợp.
  • Hạch toán kế toán chi tiết: Ghi nhận và cung cấp thông tin dưới dạng chi tiết về các khoản mục tổng hợp do kế toán trưởng thực hiện, có thể đo lường bằng tiền, nhân công hoặc hiện vật.

Theo phương pháp thu thập thông tin

  • Hạch toán kế toán đơn lẻ: Thông tin về các giao dịch kinh tế và tài chính sẽ được ghi nhận riêng biệt và độc lập.
  • Hạch toán kế toán kép: thông tin về các giao dịch kinh tế tài chính sẽ được ghi lại theo nội dung là sự vận động biện chứng giữa các đối tượng kế toán.

Theo phạm vi thông tin

  • Hạch toán kế toán tài chính: Tiếp nhận, xử lý và trình bày thông tin để sử dụng tiền tệ bởi những người bên ngoài doanh nghiệp.
  • Hạch toán kế toán quản trị: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhận, tổng hợp và cung cấp các thông tin có giá trị cho các nhà quản lý doanh nghiệp nghiên cứu để ra các quyết định chiến lược.

Theo tính chất tổ chức kế toán

  • Hạch toán kế toán công: Loại kế toán này thường được thực hiện bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc phi thương mại.
  • Hạch toán kế toán doanh nghiệp: Các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích chính là lợi nhuận thì thực hiện hạch toán doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của hạch toán kế toán

Ngoài đo lường vật chất, đo lường lao động, đo lường giá trị, hạch toán kế toán còn kết hợp giữa các phương pháp ghi sổ, phương pháp tổng hợp, phương pháp chứng từ, phương pháp kế toán, phương pháp định giá và phương pháp bảng cân đối kế toán.

Thông tin kế toán được hiểu là thông tin về sự luân chuyển của các khoản tiền. Trong mỗi doanh nghiệp, quá trình từ cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ đều được phản ánh đầy đủ, chi tiết trên sổ kế toán.

Kế toán luôn thể hiện hai mặt của mọi hiện tượng và quá trình: tăng và giảm, thừa và thiếu, tài sản và nguồn vốn... Vì vậy, thông tin thu thập được là kết quả hai mặt của quá trình.

3. Đối tượng của hạch toán kế toán là gì?

Đối tượng của hạch toán kế toán

Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán thường liên quan đến các hoạt động kinh tế, tài chính sau:

  • Biến động tài sản, nguồn vốn
  • Luân chuyển tài sản, nguồn vốn
  • Quy trình vận động tiền tệ cho các đơn vị, tổ chức

4. Vai trò, chức năng của hạch toán kế toán

- Hạch toán kế toán giúp nhà quản lý có thể dễ dàng tạo các kế hoạch, dự án để phát triển doanh nghiệp và dễ dàng kiểm soát các kế hoạch đã lập.

- Hạch toán kế toán giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó có thể xem xét và quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

- Hạch toán kế toán giúp cơ quan nhà nước có thể nắm được tình hình kinh doanh và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được qua việc kiểm tra thông tin. Từ đó có thể xây dựng các chính sách đầu tư, thuế phù hợp cho đơn vị, tổ chức.

5. Các phương pháp hạch toán kế toán

- Phương pháp chứng từ: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại thời điểm và địa điểm phát sinh giao dịch bằng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử, phục vụ công tác kế toán và quản lý, kiểm soát việc sử dụng tài sản, bảo vệ và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính trong đơn vị.

- Phương pháp tài khoản: thông qua kế toán phân loại và phản ánh một cách có hệ thống tình trạng và biến động của tài sản, nguồn kinh phí và quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế diễn ra giúp cho việc quản lý, theo dõi nghiệp vụ được thuận tiện và dễ dàng.

- Phương pháp tính giá: sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định, nhằm phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kinh tế của các tổ chức tài chính.

- Phương pháp kế toán tổng hợp, cân đối: số liệu trên sổ kế toán được tổng hợp theo quan hệ cân đối, cung cấp thông tin đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

6. Nguyên tắc hạch toán kế toán

7 nguyên tắc hạch toán kế toán mà mọi kế toán viên cần phải nắm vững là:

  • Cơ sở dồn tích
  • Hoạt động tập trung liên tục
  • Giá gốc
  • Phù hợp
  • Nhất quán
  • Trọng yếu
  • Thận trọng

7. Các nghiệp vụ hạch toán kế toán

Các nghiệp vụ hạch toán kế toán thường sử dụng gồm có:

  • Kế toán mua hàng
  • Kế toán bán hàng
  • Kế toán công cụ, dụng cụ, thành phẩm
  • Kế toán TSCĐ
  • Kế toán sản phẩm
  • Kế toán lương thưởng
  • Kế toán cuối năm

Xem thêm: 

Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ nắm rõ được các thông tin về hạch toán kế toán và cách xác định hạch toán trong kế toán. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên chia sẻ với mọi người nhé! 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính, Khóa học kế toán cao cấp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM