Phương pháp tính giá thành phân bước

Các doanh nghiệp chế biến sản phẩm theo dây chuyền công nghệ phải trải qua nhiều công đoạn mới tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. 

Qua mỗi mội công đoạn lại thu được một bán thành phẩm có giá trị. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm trong dây chuyền sản xuất bằng Phương pháp tính giá thành phân bước.

tinh-gia-thanh-theo-pp-phan-buoc

Xem thêm : Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức) 

Phương pháp phân bước

a. Cách tính

- Tính cho các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, nhiều công đoạn khác nhau nối tiếp theo trình tự.

- Mỗi công đoạn có một bán thành phẩm riêng biệt.

- Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau.

- Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn.

- Tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian và thành phẩm tại công đoạn cuối cùng.

b. Ví dụ thực tế

Doanh nghiệp Doãn Long sản xuất hoa quả đóng hộp có sản phẩm A qua 2 giai đoạn chế biến liên tục, trong tháng 6/2016 có tài liệu sau (ĐVT: nghìn đồng ):
- Chi phí NVLTT : 15.000
- Chi phí NCTT: 8.000
- Chi phí SXC: 6.800
Chi phí sản xuất trong 6 tháng được tập hợp như sau:

Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Chi phí NVLTT 185.000 -
Chi phí NCTT 24.400 37.800
Chi phí SXC 47.200 39.760
Tổng cộng 256.600 77.560

Kết quả sản xuất trong tháng:
Giai đoạn 1: hoàn thành 150 nửa thành phẩm, còn lại 50 SP làm dở với mức độ hoàn thành 60%.
Giai đoạn 2: nhận 150 nửa thành phẩm GĐ 1 chuyển sang tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành 130 thành phẩm A, còn lại 20 sản phẩm mới có mức độ hoàn thành 50%.
Từ số liệu ghi chép trong kỳ, kế toán tính toán giá trị của bán thành phẩm và thành phẩm:
Giai đoạn 1: Chi phí dở dang cuối kỳ:
Chi phí NVLTT    =    (15.000 + 185.000) / (150 + 50)    x 50    =    50.000
Chi phí NCTT    =    (8.000 + 24.400) / (150 + 50 x 60%)    x  50  x  60%    =    5.400
Chi phí SXC    =    (6.800 + 47.200) / (150 + 50 x 60%)    x  50   x   60%    =    9.000

Bảng tính giá thành bán thành phẩm (GĐ1) số lượng: 150 BTP(A)
Tháng 6/2016 (ĐVT: nghìn đồng)

Khoản mục
chi phí
Giá trị DDĐK CP phát sinh trong kỳ Giá trị DDCK Tổng giá thành
BTP
Giá thành đơn vị BTP
Chi phí NVLTT 15.000 185.000 50.000 150.000 1.000
Chi phí NCTT 8.000 24.400 5.400 27.000 180
Chi phí SXC 6.800 47.200 9.000 45.000 300
Tổng cộng 29.800 256.600 64.400 222.000 1.480

GĐ 2: chi phí dở dang cuối kỳ:
Chi phí NVLTT    =    150.000 / (130 + 20)    x    20    +    (0 + 0) / (130 + 20)    x    20    =    20.000
Chi phí NCTT    =    27.000 / (130 + 20)    x    20    +    (0 + 37.800) / (130 + 20 x 50%)    x    10    =    6.300
Chi phí SXC    =    45.000 / (130 + 20)     x    20    +    (0 + 39.760) / (130 + 20 x 50%)    x    10    =    8.840

Bảng tính giá thành thành phẩm A (G Đ2) số lượng: 130 BTP(A)
Tháng 6/2016 (ĐVT: nghìn đồng)

Khoản mục
chi phí
Giá thành BTP (GĐ1) Giá trị DDĐK CP phát sinh trong kỳ Giá trị DDCK Tổng giá thành
BTP
Giá thành đơn vị BTP
Chi phí NVLTT 150.000 - 0 20.000 130.000 1.000
Chi phí NCTT 27.000 - 37.800 6.300 58.500 450
Chi phí SXC 45.000 - 39.760 8.840 75.920 584
Tổng cộng 222.000 - 77.560 35.140 264.420 2.034


Bảng tính giá thành nửa thành phẩm (GĐ1) số lượng : 150 BTP (A)
Tháng 6/2016 (ĐVT: nghìn đồng)

Khoản mục
chi phí
Giá trị DDĐK CP phát sinh trong kỳ Giá trị DDCK Tổng giá thành
BTP
Giá thành đơn vị BTP
Chi phí NVLTT 15.000 185.000 50.000 150.000 1000
Chi phí NCTT 8.000 24.400 5.400 27.000 180
Chi phí SXC 6.800 47.200 9.000 45.000 300
Tổng cộng 29.800 256.600 64.400 222.000 1.480

GĐ 2: Chi phí dở dang cuối kỳ
 
Chi phí NVLTT    =    150.000 / (130 + 20)    x    20    +    (0 + 0) / (130 + 20)    x    20    =    20.000
Chi phí NCTT    =    27.000 / (130 + 20)    x    20    +    (0 + 37.800) / (130 + 20 x 50%)    x    10    =    6.300
Chi phí SXC    =    45.000 / (130 + 20)    x    20    +    (0 + 39.760) / (130 + 20 x 50%)    x    10    =    8.840

Bảng tính giá thành thành phẩm A (G Đ2) số lượng: 130 NTP(A)
Tháng 6/N (ĐVT : nghìn đồng)

Khoản mục
chi phí
Giá thành BTP (GĐ1) Giá trị DDĐK CP phát sinh trong kỳ Giá trị DDCK Tổng giá thành
BTP
Giá thành đơn vị BTP
Chi phí NVLTT 150.000 - 0 20.000 130.000 1000
Chi phí NCTT 27.000 - 37.800 6.300 58.500 450
Chi phí SXC 45.000 - 39.760 8.840 75.920 584
Tổng cộng 222.000 - 77.560 35.140 264.420 2.034


c. Ưu điểm

-  Các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định cho việc xây dựng chi phí của kế toán.

d. Nhược điểm

- Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
- Phải lấy số liệu từ nhiều nguồn, nếu công đoạn trước tập hợp sai sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn sau

e. Đối tượng áp dụng

- Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
- Các doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng, quần áo thời trang,…

Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM dành cho người mới bắt đầu và các khóa học chuyên sâu, nếu bạn quan tâm đến các khóa học này, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp.

Bài viết xem thêm:
Khóa học Kế toán Tổng hợp Thực hành

Khóa học Kế toán Thuế Chuyên sâu

 

Đánh giá:

Bài viết liên quan