Quy định sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
Những quy định về sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ là một trong những nội dung quan trọng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ thông tin đến bạn đọc những quy định mới nhất về sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
>>>>>> Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành
Quy định sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ theo quy định tại:
- Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Và Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC ban hành ngày 25/08/2014),
⇒ Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài thì KHÔNG CẦN LẬP HÓA ĐƠN.
Tuy nhiên cũng liên quan đến vấn đề này, theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2019) thì trường hợp xuất khẩu hàng hóa hay ủy thác xuất khẩu hàng hóa đều phải sử dụng sử dụng hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Cụ thể như sau:
1. Đối với Trường hợp cơ sở kinh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu)
Tại điểm c Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC:
c) Cơ sở kinh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng cho hàng hóa xuất khẩu.
2. Đối với Trường hợp cơ sở kinh doanh uỷ thác xuất khẩu hàng hóa
Tại điểm b Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC:
"b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài."
Hay theo Điểm a Khoản 3 Điều 13 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
"b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài."
Trong giai đoạn chưa triển khai theo hóa đơn điện tử của Thông tư 68/2019/TT-BTC nêu trên, trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn để làm chứng từ cho hoạt động xuất khẩu thì Doanh nghiệp vẫn có thể lập hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT- BTC để giao cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ Quy định sử dụng hóa đơn điện tử đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Mong rằng những thông tin Kế toán Lê Ánh chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Giảng Viên
Hãy tham khảo thêm các bài viết liên quan dưới đây: