Thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016

Thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016 đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập (tức là tính theo biểu lũy tiến từng phần).

Tham khảo Luật thuế TNCN – Luật số 26/2012/QH13, Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Thông tư 111/2013/TT-BTC. (Đối với những khoản thu nhập khác, xem chi tiết tại Thông tư 111/2013/TT-BTC)

tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-tncn-moi-nhat

A.Tính TNCN với cá nhân có ký hợp đồng lao đông trên 3 tháng:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp   =  Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất

Trong đó:

1. Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế   =  Thu nhập chịu thuế   -  Các khoản giảm trừ

Trong đó:

1.1. Thu nhập chịu thuế được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế  =  Tổng thu nhập   -  Các khoản được miễn thuế

- Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế, chi tiết các bạn xem tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

a. Tổng thu nhập:

- Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân.

b. Các khoản được miễn thuế bao gồm:

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết)

  • Tiền trang phục không quá 5.000.000/năm.

  • Tiền phụ cấp điện thoại không vượt quá quy định. (Khoản phụ cấp này công ty phải xây dựng quy chế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN)

  • Tiền phụ cấp thuê nhà cho nhân viên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

  • Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

VD: Làm việc ban ngày được trả 10.000/h. Làm thêm giờ ban đêm được trả 15.000/h. Vậy khoản trả cao hơn (15.000 - 10.000) = 5.000 là khoản miễn thuế 

1.2. Các khoản giảm trừ bao gồm:

Theo Theo điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Mức giảm trừ đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu/năm)

  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng

  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

  • Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học... (Những khoản này phải có giấy chứng nhận khuyên góp của các tổ chức đó)

2. Thuế suất theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTC cụ thể như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Ghi chú: TNTT: Là thu nhập tính thuế.

Ví dụ: Ông Đinh Quốc Dũng có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 1/2015 là 52 triệu đồng (trong đó có lương cơ bản: 8.000.000 đồng và các khoản phụ cấp khác như: tiền thưởng, trách nhiệm..., phụ cấp ăn trưa: 600.000 đồng, điện thoại: 500.000 đồng) và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% TNTN trên tiền lương cơ bản.

- Ông Đinh Quốc Dũng nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cách tính thuế TNCN trong tháng của Ông Dũng như sau:

1. Tổng thu nhập của Ông Dũng: 52.000.000 đồng

2. Thu nhập chịu thuế của Ông Dũng là:

- Các khoản miễn thuế của ông Dũng: 600.000 (phụ cấp ăn trưa)+ 500.000 (điện thoại)  = 1.100.000

=> Thu nhập chịu thuế của Ông Dũng là: 52.000.000 - 1.100.000 = 50.900.000 đồng

- Các khoản giảm trừ của ông Dũng:

      + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000 đồng

      + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):

       = 3.600.000 × 2 = 7.200.000 đồng

      + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

     = 8.000.000 × (8% + 1,5% + 1%) = 840.000 (vì đóng theo tiền lương cơ bản)

Chú ý: Mức đóng BHXH: Thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng (theo vùng), cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung (1.150.000) (Theo luật BHXH số 71/2006/QH11)

Tổng cộng các khoản được giảm trừ:

 9.000.000 + 7.200.000 + 840.000 = 17.040.000 đồng

2. Thu nhập tính thuế của Ông Dũng là:

50.900.000 - 17.040.000 = 33.860.000 đồng

Như vậy thu nhập của Ông Dũng thuộc bậc 5 "Trên 32 trđ đến 52 trđ", Số thuế TNCN phải nộp của Ông Dũng cách tính theo 2 cách như sau:

Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng - 18 triệu đồng)  x 20% = 2,8 triệu đồng

Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 33,86 triệu đồng, thuế suất 25%:

(33.860.000 - 32.000.000)  x  25% = 465.000 đồng

=> Tổng số thuế TNCN Ông Dũng phải nộp trong tháng là:

= 250.000 + 500.000 + 1.200.000 + 2.800.000 + 465.000 = 5.215.000 đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:

- Các bạn căn cứ theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTCở trên ta có:

=> Thu nhập tính thuế trong tháng của Ông Dũng là : 33.860.000 đồng

=> Như vậy là thuộc Bậc 5 (Trên 32 trđ đến 52 trđ ). Thuế suất là 25%

Số thuế phải nộp = 25% TNTT - 3,25 trđ

= (25% (X) Thu nhập tính thuế) - 3,25 trđ

Như vậy: Số thuế phải nộp là: = (33.860.000 x 25% ) - 3.250.000 = 5.215.000 đồng

B. Tính thuế TNCN với cá nhân không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng:

Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 vnđ trở lên như sau:

  • Đối với cá nhân Cư trú : Khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không). Nếu không muốn khấu trừ 10% của người lao động thì phải làm bản cam kết 23/BCK-TNCN.
  • Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20%

 

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Bên cạnh các khoá học kế toán, trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và các khoá học chuyên sâu tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết

Đánh giá:

Bài viết liên quan