Thuế suất vé máy bay
Vé máy bay là một loại dịch vụ vận tải đặc biệt nên thuế suất vé máy bay cũng đặc biệt. Không ít các kế toán hoang mang khi nhìn thấy thuế suất vé máy bay.
>>> Xem thêm: Xử lý chứng từ chi phí vé máy bay
Không ít kế toán cảm thấy ngạc nhiên khi được đưa cho một xấp vé máy bay các loại để quyết toán và ghi chép vào sổ sách, nhất là tại loại hình doanh nghiệp có chi phí công tác của cán bộ nhân viên bằng máy bay nhiều.
Sẽ có nhiều kế toán tự hỏi tại sao có vé máy bay ghi thuế suất 10% mà sao lại có vé máy bay ghi thuế suất 0%.
Không chỉ kế toán và cả người mua vé máy bay hẳn cũng có lần thấy thắc mắc, tại sao giá vé máy bay niêm yết chỉ có hơn 1.000.000 mà chi phí bỏ ra để mua vé lại hơn gấp đôi.
Dưới đây, kế toán trưởng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không, đang giảng dạy tại lớp học kế toán thực hành sẽ hướng dẫn chi tiết các khoản thuế, phí và lệ phí một vé máy bay phải chịu.
1. Cách tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không
Công thức tính giá vé máy bay nội địa của các hãng hàng không:
Ví dụ: Đối với giá vé máy bay 1 chiều từ Hồ Chí Minh tới Hà Nội của Vietjet Air
- Giá net chưa bao gồm thuế = 1.260.000 đ
- Thuế GTGT = 1.260.000 * 10% = 126.000 đ
- Lệ phí sân bay = 60.000 đ
- Phí quản trị của Vietjet = 33.000 đ
- Phí thanh toán qua thẻ Visa hoặc nội địa = 50.000 đ
Vậy tổng tiền vé bạn phải bỏ ra = 1.529.000 đ
Nếu chi phí vé máy bay được chứng minh là hợp lệ và có đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ, ta hạch toán như sau:
Nợ TK 641 / 642: giá net + các loại thuế và lệ phí
Nợ TK 133: thuế GTGT 10% theo giá net
Có TK 111 / 112
Xem thêm >> Cách hạch toán TK 133 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
2. Cách tính giá vé máy bay quốc tế của các hãng hàng không
Công thức tính giá vé máy bay quốc tế của các hãng hàng không
Ví dụ: Đối với giá vé máy bay 1 chiều từ Hà Nội tới Thái Lan của Vietnam Airlines
-Giá net chưa bao gồm thuế = 2.011.000 đ
- Phụ thu hành khách = 447.000 đ
- Phụ thu dịch vụ bán vé = 157.000 đ
- Phí dịch vụ nội địa = 70.000 đ
- Phí dịch vụ quốc tế = 358.000 đ
- Phí dịch vụ soi chiếu an ninh hành khách và hành lý (C4) = 44.000 đ
- Phí khác = 23.000 đ
Vậy tổng tiền vé bạn phải bỏ ra = 3.110.000 đ
Đối với vé máy bay quốc tế có điểm khác so với vé máy bay nội địa. Đó chính là mức thuế suất mà hai loại vé này phải chịu.
Theo khoản 1 điều 6 của Nghị định số 209/2013/NĐ-CPP về thuế giá trị gia tăng Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội
“Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.”
Ở đây, vé may bay quốc tế thuộc loại vận tải quốc tế nên thuế suất bằng 0%, giá trị của vé máy bay không bao gồm giá trị thuế GTGT.
Nếu chi phí vé máy bay được chứng minh là hợp lệ và có đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ, ta hạch toán như sau:
Nợ TK 641 / 642: giá net + các loại thuế và lệ phí
Có TK 111 / 112
Kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho bạn bài viết về thuế suất vé máy bay và những điểm cần lưu ý khi ghi nhận quyết toán. Mong rằng bài viết sẽ giá trị cho các bạn khi làm quyết toán thuế. Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Xem thêm: Các trường hợp phải thanh toán không dùng tiền mặt để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Đây là những kinh nghiệm Kế toán rất giá trị của các anh chị kế toán trưởng hiện đang làm việc tại các tổ chức lớn, uy tín và đang tham gia giảng dạy tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh.
Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn.