Cách xử lý chi phí vận chuyển, bốc dỡ không có hóa đơn GTGT
Để chi phí vận chuyển, bốc dỡ không có hóa đơn GTGT được chấp nhận là chi phí hợp lý của doanh nghiệp, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau của các kế toán trưởng giỏi tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh:
Trường hợp 1: Thuê dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ như xe ôm, xe ba gác của cá nhân:
Trong tình huống này, các bạn hãy khéo léo biến chi phí này thành chi phí nhân công hợp lý của doanh nghiệp.
- Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ của cá nhân có giá trị nhỏ hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:
Bước 1: Ký HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng, kèm theo CMT của người cung cấp dịch vụ.
Bước 2: Thanh toán chi phí thông qua thanh toán tiền lương. Tiền lương của nhân viên vận chuyển, bốc dỡ này sẽ được đưa vào bảng lương của DN.
Bước 3: Chi trả lương, lấy chữ ký của họ trên bảng thanh toán lương của doanh nghiệp.
- Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ của cá nhân có giá trị lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:
Khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ theo quy định phải nộp Thuế TNCN, vì thế để vừa có thể tính chi phí hợp lý cho DN, vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN của cá nhân cung cấp dịch vụ cho DN, các bạn làm như sau:
Từ bước 1 đến bước 3: Thực hiện như trường hợp trên
Bước 4: Khấu trừ thuế TNCN 10%, phần còn lại chi trả cho người cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ. Sau đó cung cấp cho họ bản chứng từ khấu trừ thuế TNCN để họ thực hiện quyết toán Thuế về sau. Lưu ý: Chứng từ khấu trừ Thuế này, doanh nghiệp có thể đăng ký đặt in hoặc mua của cơ quan Thuế.
Hoặc: không khấu trừ thuế TNCN 10%, chi trả cho họ 100% chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Trong trường hợp này, DN phải làm MST cho họ, và yêu cầu họ làm cam kết tổng thu nhập trong năm không nằm trong diện thu nhập phải nộp thuế TNCN (cam kết 23).
Kinh nghiệm xử lý trong trường hợp này là các bạn nên khấu trừ 10% thuế TNCN của người cung cấp dịch vụ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp thuê xe ô tô, hoặc máy ủi, máy xúc… của cá nhân (có giá trị lớn)
Khuyến nghị xử lý trong trường hợp này là các bạn có thể chuyển sang ký hợp đồng khoán việc với cá nhân cho thuê.
Hồ sơ gồm:
- Hợp đồng giao khoán
- Biên bản nghiệm thu công việc
- Chứng minh thư pho tô của cá nhân cho thuê
- Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (thanh toán bằng tiền mặt) hoặc giấy báo nợ (thanh toán chuyển khoản). Các bạn ghi nhớ nếu giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu thì phải thanh toán qua chuyển khoản từ tài khoản đăng ký với cơ quan thuế của doanh nghiệp đến tài khoản của cá nhân người cung cấp dịch vụ.
- Hoá đơn bán lẻ của cơ quan thuế cấp (Cụ thể: Cá nhân cho thuê xe sẽ phải mang những giấy tờ sau để lên cơ quan thuế để nộp thuế: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc, chứng từ thanh toán, CMT photo. Sau khi nộp thuế xong cơ quan thuế sẽ cấp cho 1 hoá đơn bán lẻ để đưa cho DN)
Sau khi xử lý chi phí này thành chi phí hợp lý, bạn cần phải hạch toán và phân bổ chi phí này cho đúng. Để làm tốt điều này, các bạn có thể đọc them bài viết:
Cách hạch toán và phân bổ chi phí mua hang (vận chuyển, bốc dỡ)
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu đang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập website: https://ketoanleanh.edu.vn/ để biết thêm thông tin về các khóa học này.