Hướng dẫn điều chỉnh giảm sau khi quyết toán thuế

>> 08 lỗi thường gặp khai quyết toán thuế và cách xử lý

>> Kỹ năng quyết toán thuế tại Doanh nghiệp

Trong nội dung bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn điều chỉnh giảm sau khi quyết toán thuế ở các trường hợp thường gặp trong thực tế. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong kỳ quyết toán thuế này.

Hướng dẫn điều chỉnh giảm sau khi quyết toán thuế

Trường hợp 1: Điều chỉnh thuế GTGT

  • Điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và đồng thời ở thời điểm kỳ hiện tại nhập vào chỉ tiêu [37 của tờ khai kỳ hiện tại khi có quyết định thanh tra thuế hạch toán khoản giảm VAT này của TK 1331 này như sau:
  • Nợ TK 811, 642, 242.....hoặc 4211 /Có TK 1331

Trường hợp 2: Xử lý chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt hoặc khác...

Trường hợp thiếu 156

  • TK 156: Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hoá ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán:
  • Phản ánh giá trị hàng hoá thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 — Phải thu khác (TK 1381 — Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 156 — Hàng hoá.

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,... (Nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu do cá nhân gây ra phải trừ vào lương)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

Xem thêm: KHÓA HỌC KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC HÀNH

Trường hợp thiếu 152

+ Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:

+ Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi số phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán

+ Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

+ Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi: 

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường) .

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý).

Điều chỉnh giảm sau khi quyết toán thuế

Trường hợp thừa 156

+ Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hoá bất kỳ ở khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào nguyên nhân đã được xác định để xử lý và hạch toán

+ Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi số,... thì điều chỉnh lại sổ kế toán

+ Nếu hàng hoá thừa là thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, thì giá trị hàng hoá thừa ghi Nợ TK 002 - Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Sau đó khi trả lại hàng hóa cho đơn vị khác ghi có TK 002.

+ Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (338).

+ Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý hàng hóa thừa, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có TK liên quan

Trường hợp thừa 152

+ Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết).

Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có TK liên quan

+ Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình/ căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán - Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ Xuất Toán. Vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt sẽ xuất toán.

+ Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên  Có Tài khoản 002 (tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán)

Xem thêm: