Nội dung và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán

Trong công tác kế toán, một trong những công cụ không thể thiếu của kế toán đó là hệ thống sổ kế toán. Những vấn đề cơ bản về sổ kế toán: nguyên tắc xây dựng mẫu sổ, các quy định về sử dụng sổ kế toán, những hình thức kế toán hiện có và nội dung trình tự ghi sổ theo từng hình thức.

>>> Xem thêm: Báo cáo kết quả kinh doanh

Nội dung của sổ kế toán

Có nhiều khái niệm khác nhau về sổ kế toán tùy theo góc độ tiếp cận. Theo cách tiếp cận từ phương pháp kế toán thì sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, bởi tài khoản kế toán thực chất là các tờ sổ. Theo cách thức phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào sổ kế toán thì sổ kế toán là công cụ nhằm hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự và có hệ thống về sự biến động của các đối tượng kế toán. Theo trình tự xử lý, cung cấp thông tin thì sổ kế toán là nguồn số liệu cung cấp các thông tin để từ đó kế toán tổng hợp lên các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán.

Vai trò của sổ kế toán

Từ những khái niệm trên cho thấy tác dụng, vai trò của sổ kế toán trong công tác kế toán là hết sức quan trọng. Sổ kế toán là vật mang thông tin, là công cụ để tập hợp và hệ thống hóa những thông tin ban đầu từ các chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc soạn thảo các báo cáo kế toán.

noi-dung-va-nguyen-tac-xay-dung-mau-so-ke-toan-1

Nguyên tắc mở sổ kế toán

Tất cả các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế, thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải mở, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán theo quy định hiện hành.

Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Ngày, tháng ghi sổ học xuẩt nhập khẩu ở đâu tốt
  • Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
  • Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
  • Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán 
  • Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.

Quy định về sửa chữa sổ kế toán

Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa theo những cách sau đây:

Ghi điều chỉnh bằng cách lập "chứng từ điều chỉnh" và ghi thêm số chênh lệch cho đúng

Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh

Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng

Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm được nộp thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này

Nếu sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó

Trên đây, kế toán Lê Ánh đã thông tin đến các bạn nội dung và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn!

Xem thêm: Nội dung và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Đánh giá:

Bài viết liên quan