Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh, Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh

Các sản phẩm chính mang lại giá trị kinh tế còn thu được các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất cũng mang lại lợi ích. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết về Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

1. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

- Đặc biệt sử dụng cho các quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ có giá trị.

- Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:

  • Không thuộc danh mục sản xuất chính
  • Sản xuất không hướng đến
  • Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính (< 10%).

- Giá trị sản phẩm phụ đơn giản nhất được xác định bằng cách xây dựng tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính.

- Công thức:

Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất sản phẩm phụ/ Chi phí sản xuất thực tế

2. Ví dụ thực tế

- Tại một doanh nghiệp hóa dầu tháng 6/2016 có tài liệu sau (ĐVT : nghìn đồng)

- Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được:

  • Chi phí dầu thô : 160.000
  • Chi phí NCTT : 30.000
  • Chi phí SXC : 20.000

- Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 20.000, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 30.000 (tính theo giá trị dầu thô).

- Kết quả sản xuất nhập kho 400 tấn dầu hỏa và thu được 10 tấn nhựa đường, giá thành của nhựa đường là 200/tấn.

- Từ các số liệu tập hợp, kế toán sẽ đưa ra các số liệu tính toán cho báo cáo:

Chi phí sản xuất phụ = 10 x 200 = 2.000

Chi phí sản xuất thực tế  =  20.000 + (160.000 + 30.000 + 20.000) – 30.000 = 200.000

Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ = 2.000/ 200.000 * 100% = 1%

Bảng tính giá thành thành phẩm chính, số lượng: 400 tấn 

(ĐVT: Nnghìn đồng)

Khoản mục
chi phí

Giá trị DDĐK

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị DDCK

Chi phí SX sản phẩm phụ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí dầu thô

20.000

160.000

30.000

1.500

148.500

371,25

Chi phí NCTT

-

30.000

-

300

29.700

74,25

Chi phí SXC

-

20.000

-

200

19.800

49,25

Tổng cộng

20.000

210.000

30.000

2.000

198.000

494,75

3. Ưu điểm của tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

- Dễ dàng đối chiếu, theo dõi việc hạch toán khi thường được tiến hành vào cuối tháng, trùng với kì báo cáo.

- Đơn giản hóa tính toán trong doanh nghiệp có sản phẩm phụ mang lại lợi ích kinh tế.

4. Nhược điểm 

- Doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ;

- Các bộ phận phải theo dõi cả tình hình sản xuất sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ;

- Việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính không phải bao giờ cũng dễ dàng khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

5. Các đối tượng áp dụng

- Các doanh nghiệp có quá trình sản xuất mà bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.

- Doanh nghiệp chế biến dầu thô, ngoài sản xuất xăng, dầu còn sản xuất được một phần chế phẩm cho nước hoa, nến,…

- Doanh nghiệp sản xuất gỗ có thêm sản phẩm phụ là các phế liệu như: mùn cưa, gỗ vụn nhỏ,… bán cho các nhà máy gạch hoặc nhà máy giấy.

Tham khảo chi tiết hơn tại video 20 phút làm chủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do CEO Lê Ánh chia sẻ dưới đây:

Xem thêm: 

Trên đây là toàn bộ Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ mới nhất. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết hữu ích với các bạn!

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.