Hướng dẫn chi tiết bài tập Nguyên lý kế toán

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi T.S Lê Thị Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh - Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.

Bài tập nguyên lý kế toán giúp người học sau khi học xong, hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết áp dụng vào phần nghiệp vụ và các định khoản thực tế.

Hướng dẫn chi tiết bài tập Nguyên lý kế toán

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 1

Tại DN có các tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ).

a - Số dư đầu kỳ của các TK:

- TK Tiền mặt:

20.000

- TK Vay ngắn hạn

100.000

- TK Tiền gửi NH

200.000

- TK Phải trả người bán

70.000

- TK Phải thu của khách hàng

20.000

- Vay dài hạn

200.000

- TK Nguyên vật liệu

100.000

- TK Nguồn vốn kinh doanh

300.000

- TK TSCĐ hữu hình

350.000

- TK Phải trả CNV

20.000

b - Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

  1. Khách hàng trả tiền mua hàng chịu từ kỳ trước bằng tiền mặt 10.000
  2. Dùng tiền gửi ngân hàng để mua TSCĐ hữu hình 40.000 (giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển bốc dỡ đơn vị chi hết 220 tiền mặt (đã bao gồm 10% thuế GTGT)
  3. Dùng tiền gửi NH trả nợ người bán 30.000 và rút về quĩ tiền mặt 20.000
  4. Dùng tiền mặt trả lương cho CNV 20.000
  5. Vay ngắn hạn NH trả nợ người bán 20.000
  6. Dùng tiền gửi NH trả vay ngắn hạn NH 50.000
  7. Mua nguyên vật liệu nhập kho giá mua 20.000 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT) chưa trả tiền người bán.

Yêu cầu:

  1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
  2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Lập bảng đối chiếu số phát sinh kiểu nhiều cột
  4. Lập bảng Cân đối kế toán

Lời giải

Yêu cầu 1: Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh

1. Khách hàng trả tiền mua hàng chịu từ kỳ trước bằng tiền mặt 10.000

Nợ TK 111: 10.000

      Có TK 131: 10.000

2. Dùng tiền gửi ngân hàng để mua TSCĐ hữu hình 40.000 (giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển bốc dỡ đơn vị chi hết 220 tiền mặt (đã bao gồm 10% thuế GTGT)

Nợ TK 211: 40.200

Nợ TK 133: 4.020

      Có TK 112: 44.000

      Có TK 111: 220

3. Dùng tiền gửi NH trả nợ người bán 30.000 và rút về quĩ tiền mặt 20.000

Nợ TK 111: 20.000

Nợ TK 331: 30.000

      Có TK 112: 50.000

4. Dùng tiền mặt trả lương cho CNV 20.000

Nợ TK 334: 20.000 

      Có TK 111: 20.000 

5. Vay ngắn hạn NH trả nợ người bán 20.000

Nợ TK 331: 20.000

      Có TK 311: 20.000

6. Dùng tiền gửi NH trả vay ngắn hạn NH 50.000

Nợ TK 311: 50.000

      Có TK 112: 50.000

7. Mua nguyên vật liệu nhập kho giá mua 20.000 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT) chưa trả tiền người bán.

Nợ TK 152: 20.000

Nợ TK 133: 2.000

      Có TK 331: 22.000

Yêu cầu 2: Phản ánh vào tài khoản kế toánbai-giai-nguyen-ly-ke-toan-1bai-giai-nguyen-ly-ke-toan-2

3. Lập bảng đối chiếu số phát sinh kiểu nhiều cộtbai-giai-nguyen-ly-ke-toan-1-1

4. Lập bảng Cân đối kế toán

bai-giai-nguyen-ly-ke-toan-3Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 2

Tại DN có các tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ).

a - Số dư đầu kỳ của các TK:

- TK Tiền mặt:                    

20.000

- TK Vay ngắn hạn

100.000

- TK Tiền gửi NH

200.000

- TK Phải trả người bán

70.000

- TK Phải thu của khách hàng

20.000

- Vay dài hạn

200.000

- TK Nguyên vật liệu

100.000

- TK Nguồn vốn kinh doanh

300.000

- TK TSCĐ hữu hình

350.000

- TK Phải trả CNV

20.000

b - Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

  1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 20.000, dùng cho quản lý phân xưởng 2.000.
  2. Tiền lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm 35.000, quản lý phân xưởng 5.000
  3. Các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định (biết rằng các khoản lương được xác định tỷ lệ giữa lương cơ bản và năng suất là 1: 4)
  4. Hao mòn TSCĐ dùng cho sản xuất 000
  5. Chi phí điện nước mua ngoài 2.100 (đã bao gồm 5% thuế GTGT) đã trả cho người bán bằng chuyển khoản.
  6. Kết chuyển chi phí
  7. Nhập kho hàng hoá, biết rằng giá trị thành phẩm chế dở cuối kỳ là 5.000

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Lập bảng cân đối tài khoản

Lời giải

1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm 20.000, dùng cho quản lý phân xưởng 2.000.

Nợ TK 621: 20.000

Nợ TK 627: 2.000

    Có TK 152: 22.000

2. Tiền lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm 35.000, quản lý phân xưởng 5.000

Nợ TK 622: 35.000

Nợ TK 627: 5.000

    Có TK 334: 40.000

3. Các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định (biết rằng các khoản lương được xác định tỷ lệ giữa lương cơ bản và năng suất là 1: 4)cac-khoan-trich-theo-luong

Theo doanh nghiệp:

Nợ TK 622: 1.680

    Có TK 3382: 140

    Có TK 3383: 1.260

    Có TK 3384: 210

    Có TK 3386: 70

Nợ TK 627: 240

    Có TK 3382: 20

    Có TK 3383: 180

    Có TK 3384: 30

    Có TK 3386: 10

Theo người lao động:

Nợ TK 334: 840

    Có TK 3383: 640

    Có TK 3384: 120

    Có TK 3386: 80

4. Hao mòn TSCĐ dùng cho sản xuất 50.000

Nợ TK 627: 50.000

    Có TK 214: 50.000

5. Chi phí điện nước mua ngoài 2.100 (đã bao gồm 5% thuế GTGT) đã trả cho người bán bằng chuyển khoản

Nợ TK 6277: 2.000

Nợ TK 1331: 100

    Có TK 112: 2.100

6. Kết chuyển chi phí

- Kết chuyển chi phí sản xuất:

Nợ TK 154: 115.920

    Có TK 621: 20.000

    Có TK 622: 36.680

    Có TK 627: 59.240

7. Nhập kho hàng hoá, biết rằng giá trị thành phẩm chế dở cuối kỳ là 5.000

Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ = 0 + 115.920 - 5.000 = 110.920

Nợ TK 155: 110.920

    Có TK 154: 110.920

Yêu cầu 2: Phản ánh vào tài khoản kế toánbai-giai-nguyen-ly-ke-toan-4bai-giai-nguyen-ly-ke-toan-5-1

Yêu cầu 3: Lập bảng cân đối tài khoản

Download: Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 3

Tại doanh nghiệp Y, có tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ).

a. Số dư đầu kỳ của các TK:

TK chi phí sản xuất dở dang: 12.000.

Trong đó:

+ Sổ chi tiết CPSXKD dở dang SP A: 8.000.

+ Sổ chi tiết CPSXKD dở dang SP B: 4.000.

Các TK khác có số dư (xxx) hoặc không có số dư.

b. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho SXKD là 80.000, trong đó

  • Dùng cho SX SP A: 40.000.
  • Dùng cho SX SP B: 30.000.
  • Dùng cho quản lý phân xưởng: 10.000.

2. Tính tiền lương phải trả cho CNV là 35.000, trong đó

  • Tiền lương CNSX SP A: 20.000.
  • Tiền lương CNSX SP B: 10.000.
  • Tiền lương quản lý phân xưởng: 5.000.
  • Tiền lương của nhân viên bán hàng 8.000
  • Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000

3. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ tiền lương là lương cơ bản).

4. Trích KH TSCĐ dùng cho sản xuất 17.000; Bộ phận bán hàng 10.000; Bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000

5. Cuối kỳ kết chuyển hết chi phí SX. Biết rằng chi phí SX chung phân bổ cho từng loại SP theo tiền lương công nhân SX, biết rằng CPSX dở cuối kỳ:

  • SP A: 5.000.
  • SP B: 4.000.

6. Nhập kho thành phẩm sản xuất theo giá thành sản xuất thực tế.

Yêu cầu:

1. Tính toán, lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

2. Phản ánh vào TK tổng hợp, TK chi tiết.    

Lời giải

Yêu cầu 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho SXKD là 80.000, trong đó

  • Dùng cho SX SP A: 40.000
  • Dùng cho SX SP B: 30.000
  • Dùng cho quản lý phân xưởng: 10.000

Nợ TK 621: 70.000

   (Nợ TK 621 (A): 40.000

    Nợ TK 621 (B): 30.000)

Nợ TK 627: 10.000

      Có TK 152: 80.000

2. Tính tiền lương phải trả cho CNV là 53.000, trong đó

  • Tiền lương CNSX SP A: 20.000.
  • Tiền lương CNSX SP B: 10.000.
  • Tiền lương quản lý phân xưởng: 5.000.
  • Tiền lương của nhân viên bán hàng 8.000
  • Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp 10.000

Nợ TK 622: 30.000

  (Nợ TK 622 (A): 20.000

   Nợ TK 622 (B): 10.000

Nợ TK 627: 5.000

Nợ TK 641: 8.000

Nợ TK 642: 10.000

      Có TK 334: 53.000

3. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ tiền lương là lương cơ bản).

Nợ TK 622: 6.900

  (Nợ TK 622 (A): 4.600

   Nợ TK 622 (B): 2.300

Nợ TK 627: 1.150

Nợ TK 641: 1.840

Nợ TK 642: 2.300

Nợ TK 334: 5.035

    Có TK 338 (2,3,4): 17.225

4. Trích KH TSCĐ dùng cho sản xuất 17.000; Bộ phận bán hàng 10.000; Bộ phận quản lý doanh nghiệp 15.000

Nợ TK 627: 17.000

Nợ TK 641: 10.000

Nợ TK 642: 15.000

       Có TK 214: 42.000

5. Cuối kỳ kết chuyển hết chi phí SX. Biết rằng chi phí SX chung phân bổ cho từng loại SP theo tiền lương công nhân SX, biết rằng CPSX dở cuối kỳ:

  • SP A: 5.000
  • SP B: 4.000

Tổng chi phí sản xuất chung: 10.000 + 5.000 + 1.150 + 17.000 = 33.150

Phân bổ chi phí cho sản phẩm A: 22.100

Phân bổ chi phí cho sản phẩm B: 11.050

- Kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ:

Nợ TK 154: 140.050

  (Nợ TK 154 (A): 86.700

   Nợ TK 154 (B): 53.350)

      Có TK 621: 70.000

        (Có TK 621 (A): 40.000

         Có TK 621 (B): 30.000)

      Có TK 622: 36.900

        (Có TK 622 (A): 24.600

         Có TK 622 (B): 12.300)

      Có TK 627: 33.150

        (Có TK 627 (A): 22.100

         Có TK 627 (B): 11.050)

6. Nhập kho thành phẩm sản xuất theo giá thành sản xuất thực tế.

Z = 8.000 + 4.000 + 140.050 – 5.000 – 4.000 = 143.050

Z(A) = 8.000 + 86.700 – 5.000 = 89.700

Z(B) = 4.000 + 53.350 – 4.000 = 53.350

- Kết chuyển thành phẩm nhập kho:

Nợ TK 155: 143.050

  (Nợ TK 155 (A): 89.700

   Nợ TK 155 (B): 53.350)

       Có TK 154: 143.050

- Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN:

Nợ TK 911: 47.140

     Có TK 641: 19.840

     Có TK 642: 27.300

Yêu cầu 2: Phản ánh vào tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết.bai-giai-nguyen-ly-ke-toan-9

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 4

Doanh nghiệp A có số dư các tài khoản đầu tháng 1 năm 200X như sau:

(Đơn vị tính 1.000 đ)

 TK 111

20.000

TK 421

150.000

- TK 112

280.000

- TK 414

100.000

 TK 311

120.000

TK 211

2.800.000

- TK 338

130.000

- TK 154

180.000

 TK 138

70.000

TK 334

20.000

- TK 141

5.000

- TK 333

30.000

 TK 152

1.295.000

TK 411

4.000.000

- TK 155

100.000

- TK 441

200.000

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh kế phát sinh như sau:

  1. Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng được khách hàng chấp nhận, giá vốn 30.000, giá bán 180.000 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT), khách hàng thanh toán 50% bằng tiền mặt, số còn lại ghi nợ.
  2. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 20.000, quản lý doanh nghiệp 30.000
  3. Hao mòn TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 15.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000
  4. Các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ là lương cơ bản).
  5. Chi phí điện nước mua ngoài dùng cho bộ phận bán hàng 10.000 (chưa bao gồm 5% thuế GTGT), bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.000 (chưa bao gồm 5% thuế GTGT) đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Lập bảng cân đối tài khoản và Báo cáo kết quả kinh doanh

Lời giải

Yêu cầu 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế

1. Xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng được khách hàng chấp nhận, giá vốn 30.000, giá bán 180.000 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT), khách hàng thanh toán 50% bằng tiền mặt, số còn lại ghi nợ.

- Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 30.000

    Có TK 155: 30.000

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111: 99.000

Nợ TK 131: 99.000

     Có TK 511: 180.000

     Có TK 333: 18.000

2. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 20.000, quản lý doanh nghiệp 30.000

Nợ TK 641: 20.000

Nợ TK 642: 30.000

      Có TK 334: 50.000

3. Hao mòn TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 15.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000

Nợ TK 641: 15.000

Nợ TK 642: 20.000

      Có TK 214: 35.000

4. Các khoản trích theo lương được trích theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ là lương cơ bản)

Nợ TK 641: 4.800

Nợ TK 642: 7.200

Nợ TK 334: 5.250

      Có TK 338(2,3,4,6): 17.250

5. Chi phí điện nước mua ngoài dùng cho bộ phận bán hàng 10.000 (chưa bao gồm 5% thuế GTGT), bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.000 (chưa bao gồm 5% thuế GTGT) đã thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản

Nợ TK 641: 10.000

Nợ TK 642: 12.000

Nợ TK 133: 1.100

      Có TK 112: 23.100

6. Xác định kết quả kinh doan

- Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: 30.000

     Có TK 632: 30.000

- Kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK 911: 49.800

     Có TK 641: 49.800

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911: 69.200

     Có TK 642: 69.200

- Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 911: 149.000

      Có TK 421: 31.000

Yêu cầu 2: Phản ánh vào tài khoản kế toán

Yêu cầu 3: Lập bảng cân đối tài khoản và Báo cáo kết quả kinh doanh

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 5

Tại một doanh nghiệp tính thuế GTTT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán có tài liệu sau:

a. Số dư đầu tháng của các TK

TK 111: 10.000.000

TK 112: 120.000.000

TK 411: 400.000.000

TK 331: 30.000.000

TK 211: 320.000.000

TK 214: 20.000.000

TK 152: Y? (chi tiết 4.000 kg)

TK 421: 20.000.000

b. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng

1. Mua 1 TSCĐ hữu hình chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán, giá mua chưa có thuế là 12.000.000 đ, thuế GTGT 10%, chi phí lắp đặt trả bằng tiền mặt là 500.000 đ

2. Trả nợ cho người bán 5.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng

3. Vật liệu xuất kho sử dụng cho

  • Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 2.000kg
  • Phục vụ ở phân xưởng: 100kg

4. Các khoản chi phí khác:

Loại chi phí

Đối tượng chịu chi phí

Tiền lương phải trả

Khấu hao

Tiền mặt

- Bộ phận trực tiếp SX

- Bộ phận PV và quản lý SX

- Bộ phận bán hàng

- Bộ phận QLDN

1.800.000

1.300.000

1.200.000

1.500.000

 

1.000.000

   500.000

   500.000

 

100.000

200.000

400.000

5. Sản phẩm sản xuất hoàn thành được nhập kho thành phẩm : 1000 sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng: 500.000đ

6. Xuất bán 500 sản phẩm. Giá bán chưa có thuế bằng 1,4 giá thành, thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH.

Yêu cầu

  1. Tính Y?
  2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  3. Ghi định khoản vào TK (chữ T)
  4. Khóa sổ, xác định kết quả kinh doanh
  5. Lập bảng cân đối KT vào ngày cuối tháng

Lời giải

Yêu cầu 1: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh

1. Mua 1 TSCĐ hữu hình chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán, giá mua chưa có thuế là 12.000.000 đ, thuế GTGT 10%, chi phí lắp đặt trả bằng tiền mặt là 500.000 đ

Nợ TK 211: 12.500.000

Nợ TK 133: 1.200.000

       Có TK 111: 500.000

       Có TK 331: 13.200.000

2. Trả nợ cho người bán 5.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 331: 5.000.000

       Có TK 112: 5.000.000

3. Vật liệu xuất kho sử dụng cho

  • Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 2.000kg (10.000.000)
  • Phục vụ ở phân xưởng:100kg (500.000)

Nợ TK 621: 10.000.000

Nợ TK 627: 500.000

Có TK 152: 10.500.000

4. Các khoản chi phí khác

Loại chi phí

Đối tượng chịu chi phí

Tiền lương phải trả

Khấu hao

Tiền mặt

- Bộ phận trực tiếp SX

- Bộ phận PV và quản lý SX

- Bộ phận bán hàng

- Bộ phận QLDN

1.800.000

1.300.000

1.200.000

1.500.000

 

1.000.000

   500.000

   500.000

 

100.000

200.000

400.000

Nợ TK 622: 1.800.000

Nợ TK 627: 2.400.000

Nợ TK 641: 1.900.000

Nợ TK 642: 2.400.000

     Có TK 334: 5.800.000

     Có TK 214: 2.000.000

     Có TK 111: 700.000

5. Sản phẩm sản xuất hoàn thành được nhập kho thành phẩm: 1000 sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng: 500.000đ

Nợ TK 154: 14.700.000

     Có TK 621: 10.000.000

     Có TK 622: 1.800.000

     Có TK 627: 2.900.000

  • Z = Dđk + C – Dck = 0 + 14.700.000 – 500.000 = 14.200.000

Nợ TK 156: 14.200.000

     Có TK 154: 14.200.000

  • Giá một sản phẩm: 14.200

6. Xuất bán 500 sản phẩm. Giá bán chưa có thuế bằng 1,4 giá thành, thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán toàn bộ bằng TGNH.

- Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 7.100.000

    Có TK 156: 7.100.000

- Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 112: 10.934.000

    Có TK 511: 9.940.000

    Có TK 333: 994.000

7. Xác định kết quả kinh doanh

- Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911: 7.100.000

     Có TK 632: 7.100.000

- Kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK 911: 1.900.000

     Có TK 641: 1.900.000

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 911: 2.400.000

     Có TK 642: 2.400.000

- Kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511: 9.940.000

      Có TK 911: 9.940.000

- Xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 421: 1.460.000

      Có TK 911: 1.460.000

Yêu cầu 2: Lập bảng cân đối kế toán

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 6

Tại một doanh nghiệp có tình hình sau:

a. Số dư đầu tháng của các tài khoản (đvt: đồng)

TK 111: 20.000.000

TK 112: 50.000.000

TK 152: 2.400.000  (Chi tiết  1000kg)

TK 154 (A): 500.000 

b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1. Mua  vật liệu nhập kho 4.000 kg, giá thu mua 2.450/kg, (chưa có thuế giá trị gia tăng), chưa thanh toán cho người  bán

2. Xuất kho vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm A 3.000 kg

3. Các chi phí sản xuất khác phát sinh được tập hợp như sau:

Đối tượng sử dụng

Lương phải trả

Khấu hao

Công cụ xuất kho

Dịch vụ chưa trả tiền

Tiền mặt

Sản xuất SPA

7.000.000

 

 

 

 

Quản lý sản xuất

500.000

2.000.000

300.000

800.000

400.000

Quản lý doanh nghiệp

1.000.000

1.000.000

200.000

700.000

500.000

4. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng:

Nhập kho 1.000 sản phẩm A hoàn thành. Biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 500.000 đ.

Yêu cầu

1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng,

2. Ghi số dư đầu kỳ và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào sơ đồ tài khoản.

Biết rằng đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp Nhập trước xuất trước.

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 7

Tại DN có các tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ).

a. Số dư đầu kỳ của các TK:

- TK Tiền mặt

20.000

- TK Vay ngắn hạn

100.000

- TK Tiền gửi NH

200.000

- TK Phải trả người bán

70.000

- TK Phải thu của khách hàng

20.000

- Vay dài hạn

200.000

- TK Nguyên vật liệu

100.000

- TK Nguồn vốn kinh doanh

300.000

- TK TSCĐ hữu hình

350.000

- TK Phải trả CNV

20.000

b. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

  1. Khách hàng trả tiền mua hàng chịu từ kỳ trước bằng tiền gửi NH 15.000
  2. Dùng tiền gửi ngân hàng để mua TSCĐ hữu hình 70.000 (giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
  3. Dùng tiền gửi NH trả nợ người bán 30.000 và rút về quĩ tiền mặt 20.000
  4. Dùng tiền mặt trả lương cho CNV 20.000
  5. Vay ngắn hạn NH trả nợ người bán 20.000
  6. Dùng tiền gửi NH trả vay ngắn hạn NH 50.000
  7. Đơn vị mua nguyên vật liệu nhập kho, giá chưa có thuế giá trị gia tăng 10% là 000, đơn vị thanh toán 30% bằng tiền mặt, số còn lại ghi nợ.
  8. Thanh toán 70% bằng chuyển khoản cho người bán

Yêu cầu

  1. Định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.
  2. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản kế toán
  3. Lập bảng đối chiếu số phát sinh kiểu nhiều cột
  4. Lập Bảng cân đối kế toán

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 8

Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000 đ)

a. Số dư đầu kỳ:

  • TK Chi phí trả trước dài hạn: 8.500
  • TK Chi phí phải trả: 14.000
  • TK Tiền gửi ngân hàng: 18.000
  • TK Nguyên vật liệu: 45.000

Các TK khác có số dư  (xxx) hoặc không có số dư.

b. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

  1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho cải tiến kỹ thuật 8.800.
  2. Xuất tiền gửi ngân hàng dùng cho công việc cải tiến kỹ thuật 8.000.
  3. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho công việc cải tiến kỹ thuật 10.500.
  4. Tính tiền lương phải trả trong kỳ cho công nhân cải tiến kỹ thuật 900 và công nhân sản xuất nghỉ phép 3.600.
  5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ 6.000.
  6. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ lương là lương cơ bản)
  7. Phân bổ chi phí cải tiến kỹ thuật vào chi phí SX chung trong kỳ này 5.700.

Yêu cầu:

  1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  2. Phản ánh vào sơ đồ TK kế toán.

Biết rằng tổng số chi phí cải tiến kỹ thuật trong kỳ doanh nghiệp dự kiến phân bổ dài hạn.

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 9

Tại một doanh nghiệp có tình hình sau:

a. Số dư đầu tháng của các tài khoản (đvt: đồng)

  • TK 111: 000.000
  • TK112: 000.000
  • TK 152: 600.000 trong đó: Chi tiết  2.400.000đ, 1000kg vật liệu chính

Chi tiết 1.200.000đ, 3000kg vật liệu phụ

  • TK 154 (A): 500.000

Các tài khoản khác có số dư đầu kỳ hợp lý

b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1. Nhập kho vật liệu chính 4.000 kg, vật liệu phụ 2.000 kg, giá mua vật liệu chính 2.450đ/kg, vật liệu phụ  1420đ/kg,  chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng chưa thanh toán cho người bán.

2. Xuất kho vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm A: vật liệu chính 3.000 kg, vật liệu phụ 2.000 kg

3. Các chi phí sản xuất khác phát sinh được tập hợp như sau:

Đối tượng sử dụng

Lương phải trả

Khấu hao

Công cụ xuất kho

Dịch vụ chưa trả tiền

Tiền mặt

Sản xuất SPA

7.000.000

 

 

 

 

Quản lý sản xuất

500.000

2.000.000

300.000

800.000

400.000

Bán hàng

2.000.000

1.000.000

700.000

500.000

800.000

Quản lý DN

1.000.000

1.000.000

200.000

700.000

500.000

4. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng:

Nhập kho 1.000 sản phẩm A hoàn thành. Biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 500.000 đ.

Yêu cầu

  • Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng,
  • Ghi số dư đầu kỳ và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào sơ đồ tài khoản.

Biết rằng đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước, xuất trước

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 10

Tại một doanh nghiệp có tình hình sau:

A. Số dư đầu tháng của các tài khoản (đvt: đồng)

TK 111: 20.000.000

TK 112: 50.000.000

TK 152: 2.400.000  (Chi tiết  1000kg)

TK 154 (A) 500.000 

B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1. Mua  vật liệu nhập kho 4.000 kg, giá thu mua 2.450/kg, (chưa có thuế giá trị gia tăng), chưa thanh toán cho người  bán

2. Xuất kho vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm A 3.000 kg

3. Các chi phí sản xuất khác phát sinh được tập hợp như sau:

Đối tượng sử dụng

Lương phải trả

Khấu hao

Công cụ xuất kho

Dịch vụ chưa trả tiền

Tiền mặt

Sản xuất SPA

7.000.000

 

 

 

 

Quản lý sản xuất

500.000

2.000.000

300.000

800.000

400.000

Quản lý doanh nghiệp

1.000.000

1.000.000

200.000

700.000

500.000

4. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng:

Nhập kho 1.000 sản phẩm A  hoàn thành. Biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là  500.000 đ.

YÊU CẦU:

  1. Tính toán, định khoản  các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng,
  2. Ghi số dư đầu kỳ và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào sơ đồ tài khoản.

Biết rằng đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp Nhập sau xuất trước

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 11

Tại một doanh nghiệp có tình hình sau:

a. Số dư đầu tháng của các tài khoản (đvt: đồng)

TK111  :   20.000.000

TK112   :   50.000.000

TK 152 :      3.600.000 trong đó: (Chi tiết  2.400.000đ, 1000kg vật liệu chính)

                                                      ( Chi tiết 1.200.000đ, 3000kg vật liệu phụ)

TK 154 (A)     500.000 

Các tài khoản khác có số dư đầu kỳ hợp lý

b. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:

1. Nhập kho vật liệu chính 4.000 kg, vật liệu phụ 2.000 kg, giá mua vật liệu chính 2.450đ/kg, vật liệu phụ  1420đ/kg,  chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng chưa thanh toán cho người bán.

2. Xuất kho vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm A: vật liệu chính 3.000 kg, vật liệu phụ 2.000 kg

3. Các chi phí sản xuất khác phát sinh được tập hợp như sau :

Đối tượng sử dụng

Lương phải trả

Khấu hao

Công cụ xuất kho

Dịch vụ chưa trả tiền

Tiền mặt

Sản xuất SPA

7.000.000

 

 

 

 

Quản lý sản xuất

500.000

2.000.000

300.000

800.000

400.000

Bán hàng

2.000.000

1.000.000

700.000

500.000

800.000

Quản lý DN

1.000.000

1.000.000

200.000

700.000

500.000

4. Báo cáo kết quả sản xuất trong tháng:

Nhập kho 1.000 sản phẩm A  hoàn thành. Biết chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là  500.000 đ.

YÊU CẦU:

  1. Tính toán, định khoản  các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng,
  2. Ghi số dư đầu kỳ và phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh vào sơ đồ tài khoản.

Biết rằng đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho: Nhập sau, xuất trước

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 12

Cho số dư đầu kỳ của một số tài khoản tại Doanh nghiệp A như sau:

Tài khoản nguyên vật liệu 58.800 trong đó vật liệu chính 40.800; vật liệu phụ:18.000

TK hàng mua đang đi đường 23.500 trong đó vật liệu chính 17.500; công cụ dụng cụ:6.000

TK công cụ dụng cụ:6.000

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ (đơn vị:1.000 đồng)

  1. Vật liệu đi đường kỳ trước về tới doanh nghiệp, đã kiểm nhận,nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đã thanh toán bằng tiền mặt 2.750 (bao gồm của thuế GTGT 10%)
  2. Mua vật liệu chính nhập kho theo giá chưa có thuế 20.000, thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán 50% bằng tiền gửi ngân hàng
  3. Xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm 12.000, cho nhu cầu chung ở phân xưởng 2.400, cho quản lý doanh nghiệp 3.500
  4. Công cụ dụng cụ đi đường tháng trước về tới doanh nghiệp,đã nhập kho đủ
  5. Xuất kho vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 2.500, cho quản lý phân xưởng 850
  6. Mua nhiên liệu nhập kho, chưa nhận được hóa đơn, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính là 20.000
  7. Mua vật liệu chính theo giá hóa đơn cả thuế GTGT 10% là 16.500, tiền hàng chưa trả. Cuối tháng vật liệu chưa về nhập kho
  8. Nhận được hóa đơn của số vật liệu chính mua nhập kho từ tháng trước, giá mua (bao gồm cả thuế GTGT 10%) là 15.400. Được biết tháng trước, kế toán đã tạm ghi sổ số vật liệu chính này theo giá 12.000. Kế toán đã tiến hành điều chỉnh bằng bút toán bổ sung.
  9. Thanh toán cho người bán (ở nghiệp vụ 2) bằng tiền mặt

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Tính giá trị vật liệu, dụng cụ đã nhập, xuất kho trong kỳ, tồn kho cuối kỳ. Cho biết căn cứ tính toán.

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 13

Cho tình hình tại công ty XYZ trong tháng 10/N như sau (đvt:1.000 đồng)

  1. Xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm 72.000
  2. Xuất kho một số công cụ lao động phục vụ bộ phận sản xuất 20.000, phục  vụ bán hàng 12.000 (loại phân bổ 1 lần)
  3. Các chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng (tiền điện, nước, điện thoại) theo giá chưa có thuế phục vụ cho sản xuất 55.000, phục vụ cho bán hàng 12.000, quản lý doanh nghiệp 38.500, thuế suất thuế giá trị gia tăng10%, toàn bộ thanh toán bằng tiền mặt
  4. Tính ra tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất 75.000, lương nhân viên bán hàng 32.000, lương bộ phận quản lý doanh nghiệp 23.000
  5. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ lương là lương cơ bản)
  6. Trích khấu hao TSCĐ bộ phận sản xuất 21.000, bộ phận bán hàng 7.500, bộ phận quản lý doanh nghiệp 8.500
  7. Nhập kho thành phẩm 200 sản phẩm hoàn thành từ phân xưởng sản xuất
  8. Xuất kho 150 sản phẩm cho khách hàng, giá bán được chấp nhận (bao gồm cả thuế GTGT 10%) là 9.020/sản phẩm. Khách hàng thanh toán 70% bằng chuyển khoản số còn lại ghi nợ

Yêu cầu:

  1. Tính giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ biết giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 5.000, cuối kỳ là 14.000
  2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
  3. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  4. Lập báo cáo kết quả kinh doanh

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 14

Tại một doanh nghiệp ABS có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau:

  1. Xuất kho thành phẩm gửi đến cho công ty X, giá vốn 36.000, giá bán chưa có thuế GTGT10% là 72.000. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt 2.415 (bao gồm thuế GTGT 5%)
  2. Khách hàng Y mua trực tiếp một lô thành phẩm theo giá chưa thuế 82.000 (thuế GTGT 10%) và thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. Thành phẩm xuất kho giao cho khách hàng có giá vốn là 40.000
  3. Bộ phận sản xuất hoàn thành nhập kho thành phẩm trị giá 50.000
  4. Công ty X nhận được hàng và chấp nhận mua 4/5 số hàng đã nhận. Số còn lại đã gửi trả, nhập kho doanh nghiệp ABS
  5. Công ty K thông báo chấp nhận mua toàn bộ số hàng gửi bán kỳ trước. Biết giá bán thỏa thuận của lô hàng này là 220.000 (giá bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng), giá vốn 150.000. Công ty K chưa thanh toán.
  6. Công ty K thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận giấy báo Có của ngân hàng)
  7. Xuất kho nguyên vật liệu phục vụ cho bán hàng 7.000, phục vụ cho quản lý doanh nghiệp: 5.000
  8. Tiền lương phải trả nhân viên bán hàng 9.500; nhân viên quản lý doanh nghiệp 6.500
  9. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định toàn bộ lương đều là lương cơ bản)
  10. Khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 1.500, bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.000

Yêu cầu:

  1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả bút toán kết chuyển)
  2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 15

Tại một doanh nghiệp TVT có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau: (ĐVT:1.000 đồng)

  1. Xuất kho nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm trị giá 450.000
  2. Xuất kho nguyên vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm 47.000, cho bộ phận quản lý phân xưởng 20.000
  3. Tính ra tiền lương phải trả trong kỳ của công nhân sản xuất sản phẩm 95.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 35.000, cho nhân viên quản lý doanh nghiệp 45.000
  4. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất 20.000, cho quản lý doanh nghiệp 15.000
  5. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (tỷ lệ giữa lương cơ bản và lương năng suất là 2:3)
  6. Chi phí điện trong tháng theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% dùng cho bộ phận sản xuất 7.920, dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.510 thanh toán bằng tiền mặt
  7. Chi phí nước trong tháng thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản theo hóa đơn có cả thuế GTGT 5% dùng cho bộ phận sản xuất 3.150, bộ phận quản lý doanh nghiệp 945, bộ phận bán hàng 210
  8. Xuất kho công cụ dụng cụ (loại phân bổ 1 lần) phục vụ cho phân xưởng sản xuất với giá trị 4.500
  9. Cuối tháng doanh nghiệp hoàn thanh nhập kho 210 sản phẩm, gửi bán cho công ty X 40 sản phẩm,
  10. Khách hàng Xchấp nhận mua số sản phẩm trên chưa thanh toán giá bán 6.600/sản phẩm (giá đã bao gồm 10% thuế GTGT)

Biết rằng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 30.000, cuối kỳ 15.000

Yêu cầu:

  1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
  2. Phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 16

Tại một doanh nghiệp có các tài liệu kế toán sau:

  • Hàng tồn kho đầu tháng 8:
  • Nguyên vật liệu: 1000 kg; giá trị 37 triệu đồng
  • Thành phẩm chế dở: 50 triệu đồng, trong đó thành phẩm chế dở của X: 34 triệu đồng, thành phẩm chế dở của Y: 16 triệu đồng.
  • Thành phẩm tồn kho: Thành phẩm X:100 sản phẩm với giá trị 4 triệu đồng/sản phẩm; thành phẩm Y: 60 sản phẩm với giá 6 triệu đồng/ sản phẩm.
  • Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
  • Ngày 4/8 đơn vị thực hiện thu mua 1.500 kg nguyên vật liệu, có giá mua 38.000 đồng/kg (giá chưa bao gồm 10% VAT), đơn vị được chiết khấu thương mại 4%, một tài sản cố định hữu hình với giá mua 200 triệu đồng (chưa bao gồm 10% VAT), chi phí vận chuyển bốc dỡ đơn vị chi hết 1,65 triệu đồng (đã bao gồm 10% VAT); số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho 1.485 kg (tỷ lệ hao hụt định mức 0,5%). Lệ phí trước bạ của tài sản cố định là 5% theo giá khung 240 triệu đồng. Chi phí chung phân bổ theo giá thanh toán thực tế với người bán.
  • Ngày 7/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm X:1.200kg
  • Xác định tiền lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm: cho sản phẩm X: 350 triệu đồng; sản phẩm Y: 150 triệu đồng, lương của quản đốc 45 triệu đồng
  • Ngày 10/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm Y: 800 kg
  • Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định tỷ lệ giữa lương cơ bản trên lương năng suất 1:4)
  • Ngày 12/8 đơn vị được cấp 800 kg nguyên vật liệu có giá trị ghi sổ tại đơn vị cấp 32000 đồng/kg, chi phí tiếp nhận đơn vị bỏ ra 1,5 triệu đồng.
  • Khấu hao TSCĐ trong kỳ 650 triệu đồng
  • Ngày 15/8 đơn vị xuất kho sử dụng 600 kg nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
  • Chi phí điện nước mua ngoài 42 triệu đồng (đã bao gồm 5% VAT)
  • Chi phí bằng tiền khác 165 triệu (đã bao gồm 10 % VAT)
  • Ngày 25/8 đơn vị xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng: thành phẩm X 220 sản phẩm, thành phẩm Y:70 sản phẩm
  • Cuối kỳ đơn vị xác định được trong kỳ có 150 sản phẩm X, 250 sản phẩm Y hoàn thành nhập kho; giá trị thành phẩm chế dở của X: 40 triệu đồng, của Y là 20 triệu đồng.

Yêu cầu

  1. Xác định giá của những tài sản tăng trong tháng 8.
  2. Lập bảng tính các khoản trích theo lương
  3. Tính giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm X, Y tạo ra trong kỳ kế toán theo 2 phương pháp: theo khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí
  4. Xác định số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 8
  5. Xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối tháng 8.

Biết rằng:

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 17

Tại một doanh nghiệp có các tài liệu kế toán sau:

Hàng tồn kho đầu tháng 8:

  • Nguyên vật liệu: 1000 kg; giá trị 37 triệu đồng
  • Thành phẩm chế dở: 50 triệu đồng, trong đó thành phẩm chế dở của X: 34 triệu đồng, thành phẩm chế dở của Y: 16 triệu đồng.
  • Thành phẩm tồn kho: Thành phẩm X:100 sản phẩm với giá trị 4 triệu đồng/sản phẩm; thành phẩm Y: 60 sản phẩm với giá 6 triệu đồng/ sản phẩm.

Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

  • Ngày 4/8 đơn vị thực hiện thu mua 1.500 kg nguyên vật liệu, có giá mua 38.000 đồng/kg (giá chưa bao gồm 10% VAT), đơn vị được chiết khấu thương mại 4%, một tài sản cố định hữu hình với giá mua 200 triệu đồng (chưa bao gồm 10% VAT), chi phí vận chuyển bốc dỡ đơn vị chi hết 1,65 triệu đồng (đã bao gồm 10% VAT); số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho 1.485 kg (tỷ lệ hao hụt định mức 0,5%). Lệ phí trước bạ của tài sản cố định là 5% theo giá khung 240 triệu đồng. Chi phí chung phân bổ theo giá thanh toán thực tế với người bán.
  • Ngày 7/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm X: 1.200kg
  • Xác định tiền lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm: cho sản phẩm X: 350 triệu đồng; sản phẩm Y: 150 triệu đồng, lương của quản đốc 45 triệu đồng
  • Ngày 10/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm Y: 800 kg
  • Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định tỷ lệ giữa lương cơ bản trên lương năng suất 1:4)
  • Ngày 12/8 đơn vị được cấp 800 kg nguyên vật liệu có giá trị ghi sổ tại đơn vị cấp 32000 đồng/kg, chi phí tiếp nhận đơn vị bỏ ra 1,5 triệu đồng.
  • Khấu hao TSCĐ trong kỳ 650 triệu đồng
  • Ngày 15/8 đơn vị xuất kho sử dụng 600 kg nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
  • Chi phí điện nước mua ngoài 42 triệu đồng (đã bao gồm 5% VAT)
  • Chi phí bằng tiền khác 165 triệu (đã bao gồm 10 % VAT)
  • Ngày 25/8 đơn vị xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng: thành phẩm X 220 sản phẩm, thành phẩm Y:70 sản phẩm

Cuối kỳ đơn vị xác định được trong kỳ có 150 sản phẩm X, 250 sản phẩm Y hoàn thành nhập kho; giá trị thành phẩm chế dở của X: 40 triệu đồng, của Y là 20 triệu đồng.

Yêu cầu:

- Xác định giá của những tài sản tăng trong tháng 8

- Lập bảng tính các khoản trích theo lương

- Tính giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm X, Y tạo ra trong kỳ kế toán theo 2 phương pháp: theo khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí

- Xác định số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 8

- Xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối tháng 8.

Biết rằng:

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp LIFO

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 18

Tại một doanh nghiệp có các tài liệu kế toán sau:

Hàng tồn kho đầu tháng 8:

  • Nguyên vật liệu: 1000 kg; giá trị 37 triệu đồng
  • Thành phẩm chế dở: 50 triệu đồng, trong đó thành phẩm chế dở của X: 34 triệu đồng, thành phẩm chế dở của Y: 16 triệu đồng.
  • Thành phẩm tồn kho: Thành phẩm X:100 sản phẩm với giá trị 4 triệu đồng/sản phẩm; thành phẩm Y: 60 sản phẩm với giá 6 triệu đồng/ sản phẩm.

Trong tháng 8 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

  • Ngày 4/8 đơn vị thực hiện thu mua 1.500 kg nguyên vật liệu, có giá mua 38.000 đồng/kg (giá chưa bao gồm 10% VAT), đơn vị được chiết khấu thương mại 4%, một tài sản cố định hữu hình với giá mua 200 triệu đồng (chưa bao gồm 10% VAT), chi phí vận chuyển bốc dỡ đơn vị chi hết 1,65 triệu đồng (đã bao gồm 10% VAT); số lượng nguyên vật liệu thực tế nhập kho 1.485 kg (tỷ lệ hao hụt định mức 0,5%). Lệ phí trước bạ của tài sản cố định là 5% theo giá khung 240 triệu đồng. Chi phí chung phân bổ theo giá thanh toán thực tế với người bán.
  • Ngày 7/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm X:1.200kg
  • Xác định tiền lương phải trả công nhân sản xuất sản phẩm: cho sản phẩm X: 350 triệu đồng; sản phẩm Y: 150 triệu đồng, lương của quản đốc 45 triệu đồng
  • Ngày 10/8 đơn vị xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm Y: 800 kg
  • Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (giả định tỷ lệ giữa lương cơ bản trên lương năng suất 1:4)
  • Ngày 12/8 đơn vị được cấp 800 kg nguyên vật liệu có giá trị ghi sổ tại đơn vị cấp 32000 đồng/kg, chi phí tiếp nhận đơn vị bỏ ra 1,5 triệu đồng.
  • Khấu hao TSCĐ trong kỳ 650 triệu đồng
  • Ngày 15/8 đơn vị xuất kho sử dụng 600 kg nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
  • Chi phí điện nước mua ngoài 42 triệu đồng (đã bao gồm 5% VAT)
  • Chi phí bằng tiền khác 165 triệu (đã bao gồm 10 % VAT)
  • Ngày 25/8 đơn vị xuất kho thành phẩm bán cho khách hàng: thành phẩm X 220 sản phẩm, thành phẩm Y:70 sản phẩm

Cuối kỳ đơn vị xác định được trong kỳ có 150 sản phẩm X, 250 sản phẩm Y hoàn thành nhập kho; giá trị thành phẩm chế dở của X: 40 triệu đồng, của Y là 20 triệu đồng.

Yêu cầu:

- Xác định giá của những tài sản tăng trong tháng 8

- Lập bảng tính các khoản trích theo lương

- Tính giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm X, Y tạo ra trong kỳ kế toán theo 2 phương pháp: theo khoản mục chi phí và theo yếu tố chi phí

- Xác định số lượng, giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối tháng 8

- Xác định giá trị thành phẩm tồn kho cuối tháng 8.

Biết rằng:

- Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Đơn vị áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân sau mỗi lần nhập)

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 19

Công ty sản xuất XYZ có số liệu như sau (ĐVT 1.000 đ):

Số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán như sau:

TK 111: 100.000

TK 112: 150.000        

TK: 331: 60.000

TK 421: 50.000

TK 141: 60.000

TK 154: 20.000

TK 411:  X

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

  1. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền người bán, giá mua chưa thếu là 230.000 (thuế GTGT 10%), chi phí vận chuyển bốc dỡ trả bằng tiền tạmứng5.000.
  2. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 20.000
  3. Mua TSCĐ hữu hình trả bằng chuyển khoản110.000 trong có thuế GTGT 10%. Chi phí lắpđặt chạy thử5.000 trả bằng tiền mặt
  4. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trả bằng chuyển khoản 30.000
  5. Dùng tiền mặt ký quỹ ngắn hạn 6.000
  6. Nhận tiền ứng trước của người mua bằng chuyển khoản 90.000
  7. Xuất kho nguyên vật liệu trị giá 70.000 để sản xuất sản phẩm
  8. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30.000, quản lý phân xưởng 8.000, nhân viên bán hàng10.000, quản lý doanh nghiệp 30.000
  9. Trích các khoản trích theo lương
  10. Cuối kỳ hoàn thành và nhập kho 800 sản phẩm A và một số sản phẩm dở dang trị giá 6.000
  11. Doanh nghiệp xuất kho 600 sản phẩm A bán cho khách hàng thu bằng chuyển khoản, giá bán chưa thuế là 320 /sản phẩm, thuế GTGT 10%
  12. Cuối kỳ xácđịnh kết quả kinh doanh

Yêu cầu:

  1. Tìm X
  2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào tài khoản kế toán
  3. Lập Bảng cân đối kế toán

Bài tập nguyên lý kế toán: Số 20

Tại công ty TNHH A&A sản xuất hai loại sản phẩm A và B, áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo LIFO (nhập sau xuất trước) có tình hình như sau:

  1. Số dưđầu kỳ:

- Vật liệu: 1.000 kg x 10.000 đ/kg

- Chi phí sản xuất dở dang: SPA 6.000.000 đ; SPB 13.000.000 đ

  1. Trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:
  2. Mua vật liệu nhập kho 6.000 kg, giá mua chưa thuế 10.050 đ/kg thuế giá trị gia tăng 10%, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển 100.000 đ trả bằng tiền mặt
  3. Xuất vật liệuđể sản xuất sản phẩm A: 2.000 kg; sản phẩm B: 1.500 kg
  4. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A là 12.000.000 đ; sản phẩm B là15.000.000 đ và nhân viên quản lý phân xưởng là 50.000.000 đ
  5. Trích các khoản trích theo tỷ lệ quy định
  6. Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 35.000.000 đ
  7. Nhận hóađơn tiền điện, nước dùng cho sản xuất có số tiền là 1.200.000 đ (chưa gồm 10% thuế GTGT), chưa thanh toán
  8. Chi phí khác bằng tiền mặt tính cho sản xuất là 1.200.000 đ
  9. Nhập kho thành phẩm, biết rằng giá trị thành phẩm chế dở cuối kỳ của sản phẩm A là800.000đ; sản phẩm B là 1.500.000 đ, chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Yêu cầu:

  1. Lập bảng các khoản trích theo lương
  2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
  3. Phảnánh vào tài khoản kế toán

Nếu như bạn muốn được đào tạo bài bản từ nguyên lý kế toán đến các công việc kế toán tổng hợp thì có thể tham khảo: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành

Trên đây, kế toán Lê Ánh vừa chia sẻ cho các bạn một số bài tập nguyên lý kế toán và hướng dẫn giải đáp chi tiết để các luyện tập củng cố lại kiến thức kế toán của mình. Để làm thêm các dạng bài tập kế toán các bạn xem thêm bài viết: Bài tập Kế toán hành chính sự nghiệp

Các bạn chưa thành thạo định khoản kế toán có thể theo dõi video dưới đây - Video này do Cô Lê Ánh hướng dẫn chi tiết giúp các bạn có thể hiểu và định khoản thành thạo.

🔴 SUBSCRIBE #KETOANLEANH để theo dõi những Video tiếp theo nhé

Để được hỗ trợ về nghiệp vụ tài chính - kế toán - thuế bạn có thể tham gia group sau: https://www.facebook.com/diachihocketoantonghoptotnhat

Đây là Group cộng đồng, quy tụ số lượng lớn những người làm nghề, cùng chia sẻ, hướng dẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Group này cũng có sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên tại Kế toán Lê Ánh.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán xây dựng, sản xuất, khóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM