Quy định mới về khóa sổ kế toán hành chính, sự nghiệp từ ngày 01/01/2025

Từ ngày 01/01/2025, quy định mới về khóa sổ kế toán hành chính, sự nghiệp sẽ chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan nhà nước, tổ chức hành chính và sự nghiệp mà còn tác động mạnh mẽ đến quy trình và phương pháp làm việc của các kế toán viên. Bài viết Quy định mới về khóa sổ kế toán hành chính, sự nghiệp từ ngày 01/01/2025 của kế toán Lê Ánh sẽ phân tích chi tiết những điểm mới của quy định, lý do vì sao cần có sự thay đổi và những ảnh hưởng tiềm tàng đối với hoạt động kế toán hành chính, sự nghiệp

I: Khoá sổ kế toán là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 6 Thông tư 24/2024/TT-BTC, khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho trong kỳ.

Đơn vị không được phép thay đổi thông tin, số liệu trên sổ kế toán sau khi đã khóa sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp phải điều chỉnh số liệu kế toán thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 24/2024/TT-BTC

II: Trình tự khoá sổ kế toán theo quy định mới nhất tại Thông tư 24/2024/TT-BTC

Trình tự khoá sổ kế toán theo quy định mới nhất tại điểm b khoản 8 Điều 6 Thông tư 24/2024/TT-BTC như sau:

Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu thông tin, số liệu trước khi khoá sổ kế toán

- Cuối kỳ kế toán, sau khi đã hạch toán hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, xử lý kết chuyển cuối kỳ, kế toán phải tiến hành đối chiếu số liệu đã ghi sổ, bao gồm đối chiếu số liệu tiền, số liệu hàng tồn kho, số liệu tài sản cố định, số dư các khoản phải thu, phải trả và các số liệu kế toán khác với các bên và các tài liệu có liên quan để đảm bảo phù hợp, khớp đúng.

- Đối với Sổ kế toán chi tiết tiền mặt, khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu với Sổ quỹ tiền mặt và tiền mặt thực tế có tại đơn vị đảm bảo chính xác, khớp đúng.

Riêng ngày cuối tháng nếu đơn vị có tồn quỹ tiền mặt phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt theo thực tế kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt phải được lưu cùng với Sổ kế toán chi tiết tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.

- Đối với Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc, khi khóa sổ phải đối chiếu số liệu từng tài khoản tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, kho bạc nhà nước đảm bảo chính xác, khớp đúng.

Xác nhận đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc nhà nước (có chữ ký và dấu của ngân hàng, kho bạc nhà nước) phải được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.

- Tiến hành cộng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản trên sổ kế toán tổng hợp và sổ, thẻ kế toán chi tiết. Lập Bảng tổng hợp sổ kế toán chi tiết đối với các tài khoản phải mở nhiều sổ chi tiết.

Sau đó tiếp tục tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp sổ kế toán chi tiết đảm bảo số liệu khớp đúng.

- Sau khi đảm bảo khớp đúng, thì đơn vị tiến hành khoá sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch, thì phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng.

quy-dinh-moi-ve-so-ke-toan-theo-thong-tu-24

 

Bước 2: Khoá sổ kế toán

- Trước khi khoá sổ kế toán năm, đơn vị phải kiểm tra xem trong năm có điều chỉnh hồi tố, áp dụng hồi tố hay không. Nếu có, thì phải tính toán lại số dư đầu năm.

- Khi khóa sổ, trên sổ kế toán phải thể hiện được các thông tin như sau:

+ Số dư đầu kỳ: Phải thể hiện được số dư mang sang từ kỳ trước. Riêng đối với số dư đầu năm thì phải thể hiện được số dư mang sang từ năm trước; tổng cộng số đã điều chỉnh hồi tố, áp dụng hồi tố và số dư đầu năm sau khi điều chỉnh hồi tố, áp dụng hồi tố (nếu có);

+ Tổng cộng số phát sinh trong kỳ khóa sổ;

+ Số dư cuối kỳ (được tính toán trên cơ sở số dư đầu năm sau khi điều chỉnh hồi tố, áp dụng hồi tố);

 + Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm đến ngày khóa sổ;

 Số dư cuối kỳ tính như sau:

 Số dư Nợ cuối kỳ  =  Số dư Nợ đầu kỳ  +  Số phát sinh Nợ trong kỳ  -  
 Số phát sinh Có trong kỳ
 Số dư Có cuối kỳ  =  
 
Số dư Có đầu kỳ
 +  Số phát sinh Có trong kỳ  -  Số phát sinh Nợ trong kỳ

 

Khi khoá sổ kế toán, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị kế toán phải kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối của thông tin, số liệu đã ghi sổ của đơn vị kế toán để làm cơ sở lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.

Người làm công việc kế toán của đơn vị hạch toán phụ thuộc phải kiểm tra số liệu khóa sổ để đảm bảo cung cấp thông tin, số liệu chính xác cho đơn vị kế toán.

- Trường hợp đơn vị thực hiện ghi sổ thủ công, thì ngoài việc phải tuân thủ theo các bước khóa sổ nêu trên, khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán.

 Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có. Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ.

 Từ ngày 01/01/2025, thông tư mới về kế toán hành chính, sự nghiệp sẽ có hiệu lực, tạo ra những thay đổi quan trọng trong quản lý tài chính công. Những quy định này nâng cao tính minh bạch, chính xác và tăng cường trách nhiệm của các đơn vị kế toán. Các đơn vị cần cập nhật và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả và đúng quy định. Việc thực hiện đúng quy định không chỉ duy trì ổn định tài chính mà còn góp phần phát triển bền vững kinh tế quốc gia.

                                                                              ...............

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toánkhóa học kế toán tổng hợpkhóa học kế toán cao cấpkhóa học kế toán quản trịkhóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chínhkhóa học chứng chỉ kế toán trưởngkhóa học kế toán cho chủ doanh nghiệpkhóa học kế toán hành chính sự nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh 

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM