Những nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế là một phần hành quan trọng trong hoạt động kế toán của mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán thuế chủ yếu là xác định cơ sở tính thuế và kết hợp với kế toán tổng hợp để lập các báo cáo, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước.

Để hiểu rõ hơn về kế toán thuế là gì? Nhiệm vụ, công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp, hãy cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu chi tiết trong phần nội dung bài viết dưới đây.

»» Xem thêm: Công việc phải làm của Kế toán Tài sản cố định

1. Kế Toán Thuế Là Gì?

Chúng ta biết rằng thuế là một nguồn thu đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước. Thuế có rất nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng phải đóng thuế và báo cáo thuế theo quy định nhà nước.

Chính vì vậy mà kế toán thuế ra đời để giúp cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Vậy kế toán thuế là gì? - Kế toán thuế được hiểu đơn giản là việc thu thập xử lý thông tin, theo dõi, hạch toán và báo cáo các loại thuế theo đúng quy định của nhà nước.

2. Công Việc Của Kế Toán Thuế Là Gì?

Kế toán thuế thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp liên quan đến căn cứ tính thuế, báo cáo thuế và nghĩa vụ thực hiện thuế của doanh nghiệp đối với Nhà Nước. Cụ thể một kế toán thuế cần phải làm những nhiệm vụ sau:

2.1. Thu thập và xử lý thông tin liên quan đến thuế

Trong một doanh nghiệp thường phát sinh hai loại thuế: Thuế đầu ra và thuế đầu vào. Kế toán thuế là gì? - Là phải tổng hợp tất cả các chứng từ liên quan đến thuế để tính thuế đầu ra và thuế đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Khi nhận được hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, hợp đồng, hoặc đơn đặt hàng… Kế toán phải xác định xem loại chứng từ phát sinh để tính thuế đầu vào hay đầu ra.

Ví dụ: Khi nhận hóa đơn mua hàng sẽ phải tính thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, khi nhận hóa đơn bán hàng sẽ phải tính thuế gia trị gia tăng ra phải nộp cho nhà nước…

Sau khi xác định và phân loại thuế, kế toán phải tiến hành kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ phát sinh xem có đúng mẫu không? Đúng quy định về hóa đơn không? Tỉ lệ phần trăm thuế có hợp pháp không…? Nếu chứng từ hợp lý thì tiến hành phân tích tính hợp lý, hợp lệ, sau đó hạch toán thuế và làm tờ khai thuế.

Xem thêm: Quy định về tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ

2.2. Phân tích thông tin và tham mưu cho nhà quản lý

Trong một doanh nghiệp sẽ có nhiều loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN)… Đối với mỗi loại thuế khác nhau chúng ta phải phân tích và xử lý thông tin theo cách khác nhau.

Xem thêm:

Muốn phân tích từng loại thuế chúng ta không chỉ có kiến thức cơ bản về hạch toán thuế mà chúng ta phải nắm vững các luật và văn bản liên quan đến các loại thuế hiện hành. Để có thể so sánh số liệu kì tính thuế trước và sau để nộp thuế đúng quy định và có những đề xuất với nhà quản lý.

Ví dụ: Khi nhà nước áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt tăng đối với nguyên liệu đang sử dụng. Kế toán phải cập nhật kịp thời để tính thuế chính xác. Đồng thời tham mưu cho nhà quản lý có nên sử dụng nguyên liệu đó nữa không? Vì thuế cao đồng nghĩa với chi phí cao và lợi nhuận giảm.

thue

2.3. Nhiệm vụ, công việc của kế toán thuế là gì?

- Làm báo cáo thuế

Sau khi phân tích và xử lý các thông tin chúng ta tiến hành làm báo cáo thuế. Làm báo cáo thuế hiểu đơn giản là đi làm tờ khai thuế và nộp các loại thuế mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp theo đúng quy định của nhà nước. Thời điểm nộp tờ khai thuế là thời điểm doanh nghiệp phải nộp thuế.  

Tùy theo mức doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề theo quy định của pháp luật về thuế. Kế toán thuế sẽ xác định xem doanh nghiệp mình phải làm báo cáo thuế theo tháng hay theo quý.

Nếu doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỉ đồng trở lên thì thực hiện báo cáo thuế theo tháng. Doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ 12 tháng hoặc có doanh thu năm trước liền kề nhỏ hơn 50 tỉ đồng thực hiện báo cáo thuế theo quý.

Lưu ý, đối với những loại thuế có biến động như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thì kế toán tiến hành làm tờ khai tạm nộp thuế. Cuối năm khi xác định được số thuế phải nộp thừa hay thiếu kế toán sẽ tiến hành quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.

Sau khi lập tờ khai thuế, thương mại kế toán phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để đơn vị kiểm tra có thể kiểm tra số thuế nộp đã đúng hay đủ chưa.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm kê khai thuế, nên việc kê khai thuế trở nên khá dễ dàng. Các bạn có thể nộp tờ khai thuế điện tử bằng chữ kí số và giao dịch qua tài khoản ngân hàng chứ không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế.

3. Các Công Việc Của Kế Toán Thuế Trong Doanh Nghiệp

3.1. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp cần làm đầu năm

Dưới đây là danh sách các công việc kế toán thuế trong doanh nghiệp cần phải thực hiện

- Kê khai và nộp lệ phí môn bài đầu năm. Kế toán Thuế cần quan tâm đến thời gian thành lập doanh nghiệp, mức vốn điều lệ, thời hạn nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

- Kê khai và nộp các tờ khai Thuế TNCN, Thuế TNDN, Thuế GTGT và các nghĩa vụ Thuế khác:

Điều 10 Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:

Lưu ý: Thời hạn nộp tờ khai thuế cũng là thời hạn nộp tiền thuế nếu có phát sinh số thuế phải nộp.

Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/20xx là ngày 20/2/20xx.

Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý I/20xx là ngày 30/4/20xx.

  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV. Hạn nộp là 30/1
  • Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.
  • Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Ví dụ: Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN, Báo cáo tài chính là ngày 30/3/2022.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định. học kế toán thực tế ở đâu hà nội

Lưu ý:

- Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý thì sẽ kê khai thuế TNCN theo quý.

- Doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng và chưa đủ 1 năm tài chính thì sẽ kê khai Thuế GTGT và lập BC tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

- Từ quý IV/2014 trở đi thì doanh nghiệp không cần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa, mà chỉ tính tiền, nếu có thì đi nộp tiền.

3.2. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng ngày

Thu thập, xử lý và lưu trữ các Hoá đơn, chứng từ kế toán (CTKT), kiểm tra về tính hợp lý, hợp lệ của Hoá đơn, CTKT..

Cần chú ý: Các bạn cần cập những Chính sách – Luật thuế mới nhất

- Để có thể trở thành 1 kế toán thuế giỏi và chuyên nghiệp bạn cần hiểu rõ và nắm vững những luật thuế mới nhất hiện hành để tránh làm sai. Gây thất thoát cho doanh nghiệp.

- Các bạn có thể vào các trang chuyên về kế toán như: https://www.gdt.gov.vn/ hoặc website của Kế toán Lê Ánh: https://ketoanleanh.edu.vn/ để tham khảo những chia sẻ của những kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm.

3.3. Công việc kế toán thuế doanh nghiệp làm hàng tháng

Đối với các Doanh nghiệp thuộc diện kê khai Thuế theo tháng:

- Lập tờ khai thuế GTGT hàng

- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng

- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng

Lưu ý: Khi lập tờ khai thuế nếu phát sinh số thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế.

3.4. Công việc Kế toán Thuế làm hàng quý

- Lập tờ khai thuế tạm tính Thuế TNDN theo Quý

- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý

- Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Đối với những Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng.

- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý

3.5. Công việc kế toán thuế làm cuối năm

- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm

- Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm

- Lập Báo cáo tài chính năm gồm:

4. Cách Học Làm Kế Toán Thuế

Có nhiều phương pháp học kế toán thuế, các bạn cùng tham khảo dưới đây:

4.1. Tự học kế toán thuế, nắm chắc kiến thức được học ở trường

Trong các phương pháp học kế toán thuế thì tự học, tự tìm hiểu về các nghiệp vụ kế toán thuế không phải là việc khó khăn hiện nay, chúng ta có internet, chúng ta có lớp học trực tuyến, chúng ta có vô số tài liệu kế toán thuế. Tìm hiểu thông tin tài liệu về văn bản luật liên quan tới kế toán.

Kiến thức học được ở trường sẽ giúp bạn có được nền tảng kiến thức căn bản khi học kế toán thuế, vì vậy cố gắng ghi nhớ hoặc tìm hiểu lại những kiến thức kế toán đã được học. 

4.2. Hãy trao đổi, nói chuyện với người khác về kế toán thuế

Trao đổi kiến thức là cách nhanh nhất để ghi nhớ, tìm ra lỗi sai và giải đáp những thắc mắc. Bạn không thể giải quyết vấn đề khi không biết vấn đề ở đâu.Hãy tìm cho mình những người am hiểu về kế toán cũng là phương pháp học kế toán thuế hiệu quả.

4.3. Tham gia khóa học kế toán thuế tại những cơ sở đào tạo kế toán uy tín

Học kế toán thuế tại trung tâm luôn là phương pháp học kế toán thuế hiệu quả do học viên được trực tiếp hướng dẫn làm việc, được thực hành các nghiệp vụ kế toán với các số liệu thực tế từ doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm kế toán thuế mới nhất, học hỏi thêm các kinh nghiệm kế toán thuế hiệu quả từ giảng viên, Được chia sẻ cách xây dựng kỹ năng mềm, phương pháp tìm kiếm, tổng hợp và phân tích tài liệu. Biết sử dụng văn bản luật vào thực tế công việc, hạn chế tối đa sai xót nhầm lẫn khi làm việc.

Trên đây là những chia sẻ về kế toán thuế là gì?, nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định theo nghiệp kế toán, yêu thích mảng kế toán thuế, hãy tham khảo và áp dụng để bổ sung thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm kế toán của mình tại Lê Ánh.

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM