Hướng dẫn chi tiết cách tính trị giá vốn hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - CEO Trung tâm Lê Ánh, Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh
Hàng hóa là sản phẩm của lao động và mang giá trị khi được đem ra trao đổi cho một mục đích nào đó. Để thu lại được giá trị lớn nhất thì doanh nghiệp cần để ý đến chi phí cần bỏ ra, trong đó quan trọng nhất là trị giá vốn hàng hóa.
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của khóa học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách tính trị giá vốn hàng hóa trong từng loại hình doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
Trị giá vốn hàng bán tại mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc thù khác nhau. Để có thể tính toán chính xác trị giá vốn hàng bán thì cần đi vào chi tiết từng loại hình doanh nghiệp.
1. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Hàng hóa của một doanh nghiệp được hình thành qua một quá trình sản xuất. Trải qua mỗi quá trình sản xuất, trị giá vốn hàng bán lại được tăng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.
1.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Xuất nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Nếu quá trình sản xuất là một dây chuyền thì qua mỗi công đoạn phải ghi nhận thêm các chi phí vào trị giá vốn hàng bán.
- Kết thúc toàn bộ quá trình sản xuất thu được các thành phẩm trong kỳ. Giá trị thành phẩm đầu kỳ và trong kỳ được tiêu thụ đưa vào trị giá vốn hàng bán.
Xem thêm: Cách hạch toán nhập kho thành phẩm
1.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Nguyên vật liệu khi mới nhập kho là tổng giá trị của giá trị thực tế mua vào, cộng các chi phí vận chuyển, chi phí nhân công và các chi phí bằng tiền khác. Trong đó, giá trị thực tế mua vào của nguyên vật liệu được tính theo hai cách:
- Theo phương pháp trực tiếp: Giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, bao gồm thuế GTGT trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Theo phương pháp khấu trừ: Giá trị thực tế mua vào bằng tổng giá thanh toán, trừ đi thuế GTGT, trừ đi các khoản giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại (nếu có).
- Chế phẩm khi chuyển sang một công đoạn sản xuất mới là giá trị khi nhập kho của chế phẩm đó cộng với chi phí sản xuất tại công đoạn đó phân bổ cho chế phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung).
- Kết thúc quá trình sản xuất, kết quả cuối cùng là giá của thành phẩm. Trị giá vốn hàng bán được lấy từ các kho giữ thành phẩm từ đầu kỳ và thành phẩm sản xuất trong kỳ.
2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Hoạt động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ là nhiệm vụ cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hóa. Lợi ích mà doanh nghiệp thương mại dịch vụ thu lại được chính là việc phân phối hàng hóa từ tay nhà bán buôn đến người tiêu dùng. Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
2.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Doanh nghiệp nhập thành phẩm về trong kho
- Đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng và ăn chênh lệch qua các hình thức marketing gây hấp dẫn người tiêu dùng. Có thể sử dụng thêm các chương trình hậu mãi hoặc tặng kèm thêm các tính năng sản phẩm làm thỏa mãn người mua, khiến họ chi trả ra khoản chênh lệch xứng đáng.
2.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp thương mại dịch vụ
- Hàng hóa khi mới nhập kho trong doanh nghiệp thương mại cũng tương tự như nguyên vật liệu khi mới nhập kho của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phương pháp tính toán tương tự theo hai phương pháp trực tiếp và khấu trừ.
- Toàn bộ nguyên giá vừa tính được đưa vào giá thành sản phẩm. Khi tiêu thụ sẽ đưa từng phần giá thành theo cách mà doanh nghiệp đã quyết định vào trị giá vốn hàng bán.
»»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm, Giảm 15% Học Phí - Đăng Ký Ngay
3. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp
Xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Trong hoạt động xây lắp, nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu.
Xây lắp là ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác.
3.1. Tóm tắt quá trình sản xuất
- Khi trúng thầu hoặc nhận được giá chỉ định thầu, doanh nghiệp xây lắp phải lên hồ sơ dự toán chi tiết cho công trình. Mọi hoạt động xây lắp công trình ở từng bộ phận phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hồ sơ dự toán này.
- Sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp là các công trình như nhà ở, vật kiến trúc,… Quá trình hình thành sản phẩm phải đi kèm sát sao với sự theo dõi của kế toán công trình. Hoàn thành xong hạng mục A mới chuyển sang hạng mục B, theo đúng thời gian quy định.
- Vật tư được đưa xuống công trình từ nơi mua hoặc chuyển từ kho doanh nghiệp đến. Việc nhập vật tư là quyết định của kế toán công trình dựa trên hồ sơ dự toán.
- Nhân công trực tiếp của công trình sẽ di chuyển lưu động theo công trình. Làm xong hạng mục này thì chuyển sang hạng mục khác.
- Máy móc thiết bị cũng di chuyển đi kèm theo công trình.
- Cuối kỳ, các chi phí được hạch toán theo khối lượng công việc đã hoàn thành hoặc theo tiến độ quy định trong hồ sơ dự toán, phụ thuộc vào hợp đồng ban đầu.
- Khi hoàn thành sản phẩm, công trình được quyết toán và bàn giao cho chủ đầu tư.
3.2. Cách tính trị giá vốn hàng bán tại doanh nghiệp xây lắp
- Các chi phí được hạch toán tương tự với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có thêm một khoản mục Máy thi công, bao gồm chi phí người điều khiển máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ và nguyên nhiên liệu phục vụ máy.
- Giá thành sản phẩm là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung được duyệt chứ không phụ thuộc vào thực tế phát sinh.
- Giá thành sản phẩm được đưa dần vào trị giá vốn hàng bán theo hợp đồng quy định hoặc theo tiến độ thi công.
- Tại doanh nghiệp này, doanh thu và trị giá vốn hàng bán đã được xác định từ khi nhận thầu hoặc được chỉ định thầu bởi vậy lợi nhuận ở đây không mang nhiều tính kinh tế.
Trị giá vốn hàng bán được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Tại mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phương pháp chung để xây dựng cách tính và mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống riêng để xác định các khoản mục này.
Tham khảo thêm:
- Cách hạch toán giá vốn hàng bán, dịch vụ theo Thông tư 200
- Tổng quan các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay
- Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)
Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.