Mẫu Công Văn Giải Trình Thuế Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh

Trong trường hợp xảy ra sai sót, cơ quan chức năng, tổ chức, doanh nghiệp cần giải trình với cơ quan thuế lý do, nguyên nhân chính và các thông tin liên quan đến sai sót.

Mẫu tờ công văn giải trình thuế xuất hiện giúp tuân thủ các nghĩa vụ giải trình cho cơ quan thuế. Vậy tờ công văn giải trình thuế là gì và nội dung của công văn bao gồm những gì? Các ví dụ mẫu công văn giải trình thuế cụ thể là gì? Hãy cùng Kế Toán Lê Ánh tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây

1. Công Văn Giải Trình Thuế Là Gì?

Mẫu công văn giải trình thuế là mẫu văn bản hành chính được tạo ra nhằm giải thích và làm rõ những thông tin vấn đề phát sinh mà các cơ quan nhà nước, tổ chức, công ty,…cần soạn thảo khi tiến hành một hoạt động kinh doanh cụ thể với cơ quan quản lý thuế.

Việc cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải giải trình bằng văn bản với cơ quan thuế có thể dẫn đến sai sót về một số vấn đề, bao gồm: Sai thông tin từ người khai thuế, thông tin kê khai thuế.

Công văn giải trình thuế là một bước bắt buộc trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, giải quyết làm rõ các vấn đề sai sót như kê khai khống quỹ thuế, trốn thuế, v.v.

Công văn giải trình thuế vẫn chưa được quy định cụ thể về mẫu chính thức trong các văn bản pháp luật, vì vậy các cơ quan chức năng và tổ chức nên tham khảo các trường hợp cụ thể và các vấn đề phát sinh trong công văn sao cho phù hợp.

2. Vì Sao Phải Làm Công Văn Giải Trình Thuế

Công văn giải trình thuế được sử dụng để giải trình, giải thích các vấn đề liên quan đến thuế như: Giải trình các sai sót của tờ khai thuế, lập sai hóa đơn GTGT, v.v.

Vì vậy, nếu tổ chức, cá nhân có những sai sót nêu trên cần lập văn bản giải trình và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất theo quy định để tránh bị phạt.

»»» Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

3. Các Mẫu Công Văn Giải Trình Thuế

Mẫu công văn giải trình thuế mới nhất

 

Mẫu công văn giải trình thuế điển hình thường không quá dài, mà chủ yếu nó bám sát vào nội dung giải trình là chính, vì vậy công văn giải trình thuế của bạn nên bao gồm các nội dung chính sau:

  • Quốc huy, tiêu ngữ.
  • Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình thuế.
  • Cơ quan thuế sẽ nhận công văn giải trình.
  • Thông tin từ các cơ quan và công ty.
  • Người đại diện của cơ quan hoặc công ty.
  • Nội dung của tờ giải trình thuế. Dấu xác nhận của người đại diện, người đứng đầu công ty, cơ quan.

Các bước viết công văn giải trình thuế sau đây sẽ làm khung cho người đọc tham khảo.

  • Nội dung tờ khai thuế phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và phải bám sát vào các nội dung giải trình.
  • Nội dung của công văn phải đảm bảo đúng sự thật, chính xác và không được khai khống, gian dối. Gian dối trong công văn giải trình thì các cơ quan hoặc tổ chức phải chịu trách nhiệm theo pháp luật
  • Các từ ngữ sử dụng trong công văn phải lịch sự, nghiêm túc, thuyết phục và sử dụng ngôn từ hợp lý.
  • Nhìn chung, các công văn cần được trình bày rõ ràng, có khoảng cách dòng và cỡ chữ phù hợp.
  • Bố cục của công văn phải trình phải đảm bảo tuần tự lần lượt tuân theo mẫu.
  • Về việc cơ quan thuế nhận được công văn là chi cục thuế quản lý cơ quan, tổ chức, công ty nơi để xảy ra sai sót về thuế.

Thông tin từ các cơ quan, tổ chức và công ty bao gồm:

  • Tên của cơ quan, tổ chức hoặc công ty.
  • Mã số thuế
  • Địa chỉ Cơ quan, tổ chức hoặc địa chỉ công ty.
  • Liên hệ: Điện thoại, email, fax.
  • Thông tin về người đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc công ty: chức vụ, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, nơi cư trú.

Đây là nội dung công văn:

Nguyên nhân giải trình thuế

  • Lý do có sự sai sót đó. Biện pháp khắc phục sai sót.
  • Khuyến nghị và yêu cầu đến cơ quan thuế.
  • Xác nhận của người đại diện và người quản lý đứng đầu:
  • Đối với tổng công ty là giám đốc công ty, tổng giám đốc, chủ tịch, .. đối với cơ quan, tổ chức: thủ trưởng cơ quan, ..
  • Nơi nhận công văn ở đâu: Cục thuế quản lý các cơ quan, tổ chức và công ty. Trình các cơ quan, tổ chức và công ty.

»»» Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu - Huấn Luyện Bạn Trở Thành 1 Kế Toán Thuế Đúng Nghĩa

#Mẫu công văn giải trình thuế: Mẫu 1

CÔNG TY ………………..

………………..

Số: 01/2021/KTLA

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o----------

Hà Nội, ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v trả lời công văn số ………………  của Chi cục thuế Quận ...................................) 

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN …………………………..

- Tên doanh nghiệp:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

- Điện thoại: ………………………..

Ngày ….. tháng …….. năm ………, chúng tôi nhận được Công văn số  …………… của Chi cục thuế quận ……………………. về việc ……………………. Chúng tôi xin được trả lời lần lượt các câu hỏi trong Công văn như sau:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

Công ty ………………………………………… kính đề nghị Chi cục thuế quận ………………………… xem xét, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Xin trân trọng kính chào!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

#Mẫu công văn giải trình thuế: Mẫu 2

CÔNG TY .......

 

------------------------

Số: 01/2021/KTLA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o----------

Hà Nội, ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v ……………………………………………………………………..)

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN …………………………..

- Tên doanh nghiệp:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

- Điện thoại: ………………………..

Nội dung giải trình:

……………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Công ty chúng tôi làm công văn giải trình này, gửi tới Chi cục thuế …………………………… để giải trình về việc ………………………………………………

Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xin trân trọng kính chào!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

#Mẫu công văn giải trình thuế: Mẫu 3

CÔNG TY ......................

 

------------------------

Số: 01/2021/KTLA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o----------

Hà Nội, ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH

(V/v chậm nộp Tờ khai thuế GTGT quý …….)

Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN …………………………..

- Tên doanh nghiệp:

- Mã số thuế:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

- Điện thoại: ………………………..

Ngày ..... tháng ........ năm ................., chúng tôi nhận được công văn số …………….. của Chi cục thuế quận ......................... về việc chậm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng quý …………….. Chúng tôi xin trình bày lý do dẫn đến việc chậm nộp như sau:

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

1. Khi quyết định thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, những tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét, gồm:

a) Người vi phạm đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vi phạm;

c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm là phụ nữ mang thai, người nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.

Công ty ................................................ kính đề nghị Chi cục thuế quận .............................. xem xét các tình tiết giảm nhẹ để giảm mức phạt vi phạm hành chính, tạo điều kiện cho Công ty kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Xin trân trọng kính chào!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

#Mẫu công văn xin hủy tờ khai đã nộp

CÔNG TY ..................

 

------------------------

Số: 01/2021/KTLA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o----------

Hà Nội, ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN

(V/v: Thông báo về việc hủy tờ khai thuế GTGT tháng …………….)

Kính gửi: CỤC THUẾ............

- Tên doanh nghiệp: 

- Mã số thuế: 

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

- Điện thoại: ………………………..

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 9. Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Tiêu chí khai thuế theo quý

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

Công ty tôi thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý nhưng do nhầm lẫn kế toán đã lỡ nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2021 vào ngày 11/02/2021. Vì vậy bằng công văn này, Công ty kính mong Chi Cục Thuế Quận Cầu Giấy hủy tờ khai thuế GTGT tháng 01/2021 để Công ty chúng tôi khai thuế theo quý đúng theo hướng dẫn của các văn bản trên.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

#Mẫu công văn xin hủy tờ khai lệ phí môn bài

CÔNG TY ............

 

------------------------

Số: 01/2021/KTLA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o----------

Hà Nội, ngày…tháng….năm…….

CÔNG VĂN

(V/v: Đề nghị hủy tờ khai lệ phí môn bài năm 2020)

 Kính gửi: CỤC THUẾ.............

- Tên doanh nghiệp: 

- Mã số thuế: 

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Người đại diện theo pháp luật: ………………………………

- Điện thoại: ………………………..

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định SỐ 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài:

“8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

“1. Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.

a) Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.”

Căn cứ quy định trên, Công ty ……………………………………………..  thành lập ngày …………………thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài năm 2020 (năm đầu thành lập). Nhưng Công ty đã lỡ nộp Tờ khai lệ phí môn bài năm 2020 vào ngày …………….. trên trang thuedientu.gdt.gov.vn. Nay Công ty lập văn bản này, kính mong Chi cục thuế Quận: ……………………..  hủy Tờ khai lệ phí môn bài năm 2020 mà Công ty chúng tôi đã nộp, để chúng tôi kê khai lệ phí môn bài năm 2021 theo đúng quy định.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

- Như trên.

- Lưu VP.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - Học THỰC CHIẾN Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

4. Cách Nộp Công Văn Giải Trình Thuế Qua Mạng

Cách nộp tờ khai thuế trên Hệ thống thuế điện tử - ETAX (http://thuedientu.gdt.gov.vn)

Bước 1: Cắm USB Token Chữ ký số (CKS) BkavCA vào máy tính đã cài đặt phần mềm BkavCA Token Manager (BTM). Đảm bảo máy tính đã cài đặt phần mềm BTM và USB token CKS BkavCA được kết nối với máy tính.

Bước 2: Truy cập vào địa chỉ http://thuedientu.gdt.gov.vn và đăng nhập. Bước 3: Trên tab Biểu mẫu thuế , nhấp vào Gửi biểu mẫu XML rồi chọn Tệp biểu mẫu.

Bước 4: Chọn tệp tờ khai cần nộp và bấm Open .

Bước 5: Khi màn hình biểu mẫu thuế xuất hiện, hãy nhấp vào Chữ ký điện tử.

Bước 6: Cửa sổ nhập mã PIN của USB token sẽ xuất hiện. Nhập mã PIN Chữ ký số của bạn và nhấp vào Đăng nhập .

Bước 7: Hệ thống sẽ hiển thị thông báo "Đã ký tệp tờ khai thành công!" trên. Nhấn Đồng ý để quay lại màn hình Khai thuế.

Bước 8: Giao diện biểu mẫu thuế sẽ hiện ra. Nhấp vào Gửi tờ khai.

Xem thêm: 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến công văn giải trình thuế, nội dung cũng như các mẫu công văn giải trình thuế mới nhất mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904 848 855/ Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.